Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Tàu Trung Quốc Hành Xử Như Cướp Biển, Đâm Vỡ Tàu Kiểm Ngư Việt Nam


TNCG: Ngạn ngữ Pháp có câu: "Hãy cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào". Ông bạn vàng "16 vàng 4 tốt" của CS và Quốc Hội VN đang làm gì vậy? 
 

TÀU TRUNG CỘNG HÀNH XỬ NHƯ CƯỚP BIỂN, ĐÂM VỠ TÀU VIỆT NAM
24/06/2014 06:20 (GMT + 7)

TT - 13g50 ngày 23-6, khi theo tàu CSB 8003 đến hỗ trợ tàu kiểm ngư 951, phóng viên Tuổi Trẻ nhìn thấy một vật thể tròn to, màu đỏ trôi dập dềnh ở phía xa, về hướng các tàu Trung Quốc.

Các sĩ quan cho biết đó là phao bè cứu sinh tự thổi của tàu kiểm ngư 951. Đó là hậu quả cú đâm trí mạng của tàu Trung Quốc làm chiếc phao này dù được chằng buộc rất chắc chắn đã bị hất tung xuống biển.

Hai cú đâm tàn độc

14g18. Khi nhìn thấy tàu kiểm ngư 951 bị bẹp dúm toàn bộ phần mạn tàu, đuôi tàu bị biến dạng hoàn toàn, tôi thấy tim mình như bị bóp nghẹt, đau nhói. Nỗi xót xa dâng ngập trong lồng ngực. 12 phút sau, phóng viên đã được tạo điều kiện tiếp cận trực tiếp tàu kiểm ngư 951.

Các kiểm ngư viên kể lại lúc 9g30, khi tàu kiểm ngư 951 đang cách giàn khoan 11,5 hải lý về phía tây bắc thì bị bảy tàu Trung Quốc các loại dàn hàng ngang lao ra vây ép tàu CSB 4033 và tàu kiểm ngư 951.

Với sự áp đảo hẳn về số lượng và kích cỡ, các tàu Trung Quốc đã bao vây và điên cuồng nhắm thẳng đến tàu kiểm ngư 951.

Lợi dụng sự hỗn loạn, tàu Hữu Liên 09 đã lao đến đâm vào mạn phải, khu vực cầu thang tàu kiểm ngư 951. Con tàu kéo hung hãn như trâu điên này đã ghìm chặt không cho tàu kiểm ngư 951 xoay trở để cho tàu khác lao vào đâm.
Quyết bám trụ đến cùng
Sau hai cú đâm va trên, hai kiểm ngư viên đã bị thương nhẹ. Một người bị rách tay trái do mảnh sắt văng vào. Một người bị chảy máu chân. Hai kiểm ngư viên này đã được băng bó, sơ cứu ngay sau đó. Tuy nhiên khi được hỏi, các kiểm ngư viên đều khẳng định xin được ở lại, quyết bám trụ thực hiện nhiệm vụ đến cùng.
Chỉ hai phút sau, tàu hải tuần 11 tiếp cận sau lái tàu kiểm ngư 951 sử dụng vòi rồng phun nước với âm mưu tấn công tới tấp nhằm triệt tiêu sức sống của tàu kiểm ngư 951 và uy hiếp đến cùng tinh thần của các kiểm ngư viên Việt Nam.

Tàu kiểm ngư 951 đã vòng tránh thoát khỏi sự tấn công của tàu hải tuần 11 nhưng ngay sau đó tàu kéo Tân Hải 285 to lớn đã chạy tốc độ cao đâm thẳng vào chính giữa mạn trái.

Chỉ trong một phút rưỡi, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 bị liên tiếp hai cú đâm cực mạnh của tàu Trung Quốc.

Trước diễn biến quá bất ngờ này, tàu CSB 4033 đã phối hợp với các tàu thực thi pháp luật Việt Nam khác cơ động cắt mũi, cắt lái thành công các tàu Trung Quốc để hỗ trợ giải vây tàu kiểm ngư 951.

Các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đã dàn đội hình tạo thành bức tường bảo vệ tàu 951 tránh những cú đâm va tiếp của các tàu Trung Quốc. Những con trâu điên của Trung Quốc tiếp tục bám theo nhóm tàu của ta ra xa đến 15 hải lý so với giàn khoan.

Thiệt hại nặng

Tàu kiểm ngư 951 là một trong những tàu Việt Nam có thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Hoàng Sa lâu nhất (từ ngày 3-5).

Sau thời gian dài kiên cường bám trụ làm nhiệm vụ, tàu kiểm ngư 951 đã bị các tàu Trung Quốc đâm va, uy hiếp nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tàu 951 bị thiệt hại nặng nhất. Hậu quả của hai cú đâm hung hãn này làm toàn bộ lan can mạn trái bị sập, biến dạng.

Phần lan can tàu kiểm ngư 951 bị biến dạng - Ảnh: My Lăng

Nguồn: Kiểm Ngư Việt Nam - VTV

Những mảnh sắt bị gãy cong vênh chĩa ra sắc nhọn. Một phần của xuồng bên mạn trái cũng bị thủng. Tất cả giá xuồng bị hỏng. Một phao bè cứu sinh tự thổi bị văng mất. Từ phần cabin trở về sau lái dài khoảng 10m bị biến dạng hoàn toàn.

Nguy hiểm nhất là cú đâm đã gây ra những lỗ thủng ở ngay khoang máy chính mạn trái khiến nước biển tràn vào. Các kiểm ngư viên phải gấp rút lấy mền, vải và gỗ gia cố, chèn vào những vết nứt để chống chìm. Một nhà vệ sinh bị vỡ gạch ốp và bồn vệ sinh, phần tường bị lõm vào.

Ở bên mạn phải, buồng y tế, một phòng ngủ bị đâm sập, lõm cả vào trong. Ánh sáng tràn vào ngập phòng. Căn phòng tan hoang như vừa bị bão quét qua.

Vây ép liên tục

Trước đó lúc 8g30, các tàu thực thi pháp luật Việt Nam đã tiến vào giàn khoan tiếp tục tuyên truyền. Khi phát hiện các tàu Việt Nam cách giàn khoan 10,5 hải lý, các tàu Trung Quốc đã dàn sẵn đội hình từ xa.

Đến 9g, bảy tàu Trung Quốc các loại đồng loạt lao ra ngăn cản tàu Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Tàu hải cảnh 3210 chạy với vận tốc cao (17 hải lý/giờ) áp sát mạn trái tàu CSB 8003.

Có lúc tàu hải cảnh 3210 chỉ cách tàu CSB 8003 khoảng 270m, còn tàu hải cảnh 2401 chỉ cách 600m. Hai tàu này liên tục dùng tốc độ cao bám theo nhằm áp sát và tạo thế gọng kìm ép chặt tàu CSB 8003.

Tàu hải cảnh 3210 rồi đến tàu hải cảnh 2401 thay nhau liên tục hú còi để uy hiếp tàu Việt Nam. Trong khi đó, ở phía sau luôn luôn là tàu hải cảnh 31 cũng chạy với tốc độ cao theo tàu CSB 8003.

Sau khoảng 20 phút, một nhóm gồm bốn tàu Trung Quốc đã áp sát các tàu kiểm ngư Việt Nam lúc này đang ở bên mạn trái phía xa tàu CSB 8003.

Đặc biệt, tàu hải cảnh 13101 chạy với tốc độ rất nhanh, sóng tung che gần hết tàu, lao hết tốc độ thẳng đến nhóm tàu kiểm ngư Việt Nam. Tàu này có lúc chạy xuyên qua đội hình tàu Trung Quốc.

Tàu hải cảnh 3210 sau nhiều lần tăng tốc, hú còi uy hiếp tàu CSB 8003 đã chuyển hướng và cùng với bốn tàu hải cảnh khác ráo riết cản phá các tàu kiểm ngư của chúng ta.

10g15. Tàu CSB 8003 nhận lệnh đi về hướng tây bắc tiếp cận tàu kiểm ngư 951 vừa bị tàu Trung Quốc đâm. Lúc này, tàu CSB 8003 đang cách tàu kiểm ngư 951 khoảng 12 hải lý.

Khi đang di chuyển ra xa cách giàn khoan 13,5 hải lý thì tàu CSB 8003 phát hiện ở phía sau lái có đến năm tàu Trung Quốc gồm một tàu kéo và bốn tàu hải cảnh tăng tốc bám theo, đồng thời vừa dàn đội hình bao vây tàu CSB 8003 theo thế gọng kìm.

Có lẽ đoán biết được tàu CSB 8003 được lệnh cơ động đến hỗ trợ tàu kiểm ngư 951 nên các tàu Trung Quốc đã điên cuồng chạy theo ngăn cản.

Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng của tàu CSB 8003 đã bình tĩnh và khôn khéo điều khiển tàu cơ động tránh bị nằm trong thế gọng kìm của các tàu Trung Quốc.

Tàu hải cảnh 3210 đã điên cuồng tăng vận tốc lên 21 hải lý/giờ và luôn đổi hướng, chạy zích zắc phía sau tàu CSB 8003.

Ở tốc độ cao như thế này và với việc đổi hướng liên tục như thế, rõ ràng mục đích của tàu hải cảnh 3210 là muốn lấy hướng tiếp cận, tạo ra góc đâm ở vận tốc cao nhằm tạo ra nguy cơ đâm va gây thiệt hại lớn cho tàu CSB 8003. Ý đồ đâm va cực mạnh của tàu Trung Quốc đã lộ quá rõ.

Tuy nhiên, đại úy Nguyễn Văn Hưng đã tìm cách đẩy tất cả tàu Trung Quốc phải cơ động về bên mạn trái tàu CSB 8003.

10g45. Nhận thấy tình hình căng thẳng, chỉ huy đã lệnh cho tàu CSB 8003 không tiếp tục di chuyển về hướng tây bắc nữa mà quay về vị trí cũ cùng với tốp các tàu của Việt Nam ở phía nam tây nam giàn khoan để kéo giãn đội hình tàu Trung Quốc.

Lúc 12g30. Tàu CSB 8003 tiếp tục nhận lệnh cơ động về phía bắc giàn khoan, thực hiện nhiệm vụ tiếp cận tàu kiểm ngư 951. Tàu 8003 phải di chuyển với tốc độ chậm, hướng đi hẹp và khéo léo dịch chuyển nhẹ khi thì qua trái, lúc lại qua phải để tránh tầm quan sát của các tàu Trung Quốc.

Trong quá trình tàu CSB 8003 di chuyển, nhiều tàu Trung Quốc luôn chĩa mũi thẳng hướng về phía tàu CSB 8003.


Tàu Hữu Liên 09 chồm tới đâm vào mạn phải, ghìm chặt tàu kiểm ngư 951


Tàu Tân Hải 285 đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư 951 - Ảnh cắt từ video clip
Các phòng bị đâm, hư hại hoàn toàn

Các kiểm ngư viên tàu 951 gia cố những vết thủng ở ngay khoang máy chính mạn trái tàu - Ảnh: My Lăng

Toàn bộ phần lan can mạn trái và lan can tầng 1 sau lái bị biến dạng hoàn toàn. Xuồng chuyển tải bên mạn trái cũng bị đâm thủng

MY LĂNG (từ Hoàng Sa, Việt Nam)
Nguồn: Tuổi trẻ.
http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2014/06/tau-trung-quoc-hanh-xu-nhu-cuop-bien-am.html#more

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Giáo hội không thể không biết đến các phương tiện truyền thông xã hội


6/4/2014 9:16:43 PMPhương tiện truyền thông xã hội có thể phơi bày điều tồi tệ nhất trong con người, và ngay cả các tweet được rất nhiều người đọc của Đức giáo hoàng Phanxicô cũng phải hứng chịu những lời bình ​​xấu xa.
Celli.jpg  
Nhưng Đức Tổng giám mục Celli nói rằng Giáo hội Công giáo không thể bỏ qua những cơ hội Phúc Âm hoá mà Internet mang lại.

Trong một buổi họp báo hôm thứ Năm 22-05, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội đã nói với các phóng viên: Trong Giáo hội, chúng ta cứ đánh bắt cá ở trong hồ, mà quên rằng còn có rất nhiều cá ở bên ngoài.

“Nếu Giáo hội không tham gia lĩnh vực truyền thông xã hội, thì rốt cuộc chúng ta sẽ nói chuyện với chính mình.

Trong bài nói chuyện tại buổi cử hành Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội của giáo phận Brooklyn (New York, Hoa Kỳ) hôm thứ Năm 29-05 vừa qua –ngày lễ Chúa Thăng thiên–Đức Tổng giám mục Celli công nhận rằng các diễn đàn truyền thông xã hội có thể kích động các cuộc tấn công cá nhân và gây chia rẽ hơn là xây dựng cộng đoàn.

Chẳng hạn –nói với các giám đốc điều hành phương tiện truyền thông kỹ thuật số tại New York hôm thứ Tư 28-05–Đức Tổng giám mục Celli cho biết Toà Thánh đã bác bỏ yêu cầu của Facebook đề nghị thiết lập một trang Facebook cho Đức giáo hoàng Phanxicô, vì việc đọc các lời bình bất nhã trên Facebook rất vất vảNgài nói rằng các nhân viên Toà Thánh đã dành thời gian “dọn dẹp” trang Facebook để chăm sóc cổng thông tin của Vatican; họ xoá bỏ những lời bình thô tục và để lại những lời bình lịch sự.

Đức Tổng giám mục Celli nói rằng những phản hồi bất nhã trên Twitter thì ít nổi bật nên cũng ít cần phải để ý. Đức giáo hoàng có 4 triệu follower cho tài khoản @Pontifex và Đức Tổng giám mục Celli nói những ước tính dè dặt cho thấy: qua các tweet lại và các hình thức chia sẻ khác, có khoảng 60 triệu người đã đọc các tweet của Đức giáo hoàng – thường được gửi đi mỗi ngày một lần bằng chín thứ tiếng.

Đức Tổng giám mục Celli nói: “Chúng ta không ngây thơ về những mối nguy hiểm của các phương tiện truyền thông xã hộiNhưng khi gia nhập lĩnh vực này, chủ yếu bạn phải nhìn vào khía cạnh tích cực. Ngài coi phương tiện truyền thông xã hội như một lục địa kỹ thuật số mà Giáo hội phải ứng xử như miền đất truyền giáo.

Khi được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm đứng đầu Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội vào năm 2007, Đức Tổng giám mục Celli đã thúc đẩy Vatican nắm bắt các phương tiện truyền thông mới.

Đức Tổng giám mục Celli nói rằng có điều gì giống như xảy ra “khủng hoảng khi Toà Thánh khai trương tài khoản Twitter của Đức giáo hoàng Bênêđictô vào năm 2012, vì lo ngại sẽ có những chỉ trích trên mạng. Ngài nói rằng thực tế số lượng các ý kiến ​​tiêu cực trên Twitter đã tăng mạnh trong năm cuối cùng của triều đại Đức Bênêđictô khi ngài phải đối mặt với một loạt các bài báo về những bê bối ở Vatican.

Nhưng Đức Tổng giám mục Celli nói giọng điệu đã thay đổi đáng kể dưới thời Đức giáo hoàng Phanxicô, mà ngài cho rằng phần nào do sự hăng hái của vị tân giáo hoàng trong việc truyền thông bằng mọi phương tiện có thể. Ngài nói rằng sự cởi mở với truyền thông rõ ràng phản ánh quan điểm của Đức giáo hoàng Phanxicô về Giáo hội.

Đó là một Giáo hội Công giáo luôn mở cửa cho mọi ngườiCánh cửa mở ra để những ai muốn vào đều vào đượcbất kể hoàn cảnh sống của họ”.

Chìa khoá cho người Công giáo, Đức Tổng giám mục Celli nói với cử toạ, là chìa má bên kia khi bị tát má nàySự hiện diện của chúng ta (trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số) sẽ chỉ có hiệu quả nếu chúng ta là những chứng nhân đích thực cho đức tin của mình”.


(Minh Đức, WHĐ 04.06.2014/ David Gibson, Huffington Post)
http://conggiao.info/news/810/23152/giao-hoi-khong-the-khong-biet-den-cac-phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi.aspx
---------------------------------------------------------
Mong rằng cứ mỗi facebooker CG là một chứng nhân đích thực cho đức tin của mình, là men, là muối, là ánh sáng giúp cộng tác với Giáo hội tích cực mở rộng cánh cửa của tâm hồn mình, mở rộng cánh cửa của Giáo hội ra để có thể đón nhận tất cả mọi người đến chia sẻ Tình yêu và Tin Mừng đích thực của Chúa.
MTC

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Tướng Thanh bị chỉ trích vì gọi Trung Quốc là ‘bạn’


SINGAPORE (NV) - Nhiều người bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ khi ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam gọi Trung Quốc là “bạn” và so sánh xung đột chủ quyền Việt-Trung như “mâu thuẫn gia đình.”
Ðại Tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Diễn Ðàn Shangri-La, Singapore. (Hình: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
Trong diễn văn tại Diễn Ðàn Shangri-La ở Singapore, ông Thanh nói rằng: “Quan hệ giữa Việt Nam và ‘nước bạn láng giềng Trung Quốc’ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng.” Cũng theo ông Thanh, “trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.”
Một blogger có nickname là “Cầu Nhật Tân” nhận định, phát biểu của ông Thanh đã đưa Hoa Kỳ và Nhật vào “thế việt vị.”
Trước đó, cũng tại diễn đàn này, diễn ra rong ba ngày, từ 30 Tháng Năm đến 1 Tháng Sáu, ông Chuck Hagel, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, công khai cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn ở biển Ðông và xem vụ giàn khoan 981 là hành động đe dọa quá trình phát triển của khu vực. Ông Hagel nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ khi có quốc gia khác coi thường luật pháp quốc tế.
Trước ông Hagel, với tư cách một diễn giả chính của diễn đàn, ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật, khẳng định Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực bảo đảm an ninh vùng biển và bầu trời, duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không của các quốc gia ASEAN.
Ông Abe nhấn mạnh, tất cả các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Cụ thể là các tuyên bố về chủ quyền trên biển phải dựa vào luật lệ quốc tế. Không quốc gia nào có thể dùng vũ lực hay hăm dọa để khẳng định chủ quyền. Tranh chấp về chủ quyền trên biển phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.
Ở diễn đàn tại Singapore lần này, Việt Nam cử Ðại Tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu một phái đoàn gồm 20 viên chức tham dự. Ông Thanh là đại biểu duy nhất gọi Trung Quốc – bên tạo ra tình trạng căng thẳng do đòi chủ quyền gần như trên toàn bộ biển Ðông, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại – bằng cụm từ “nước bạn láng giềng.”
Thay mặt chính quyền Việt Nam, ông Thanh “đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước.”
Tàu cá DNA 90152 TS của ngư dân VN tại Đà Nẵng bị tàu Trung quốc đâm chìm lúc 16g00 ngày 26-5-2014 tại vùng biển cách giàn khoan HD 981 độ 17 hải lý mà TQ. đã hạ đặt trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VN. ( Ảnh: vnexpress.net)
Theo truyền thông Việt Nam, trong ngày 31 Tháng Năm, khi ông Thanh đang phát biểu ở Singapore, “nước bạn láng giềng” của ông Thanh đã gia tăng tấn công các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Lợi dụng ưu thế về kích thước, tàu cảnh sát biển mang số hiệu 3401 của “nước bạn láng giềng” đã đâm vào tàu cảnh sát biển mang số hiệu 8001 của Việt Nam sáu lần. Phóng viên của tờ Lao Ðộng cho biết, cũng trong ngày 31 Tháng Năm, một tàu vận tải lớn của “nước bạn láng giềng” đã cặp giàn khoan 981 để cung cấp thêm mọi thứ cần thiết cho giàn khoan này tiếp tục hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (G.Ð.)
http://danchuahiepthong.wordpress.com/2014/06/03/tuong-thanh-bi-chi-trich-vi-goi-trung-quoc-la-ban/