Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

http://conggiao.info/news/390/15643/chua-thanh-than-rong-mo-con-tim-cua-tin-huu-cho-thien-chua.aspx

http://conggiao.info/news/390/15643/chua-thanh-than-rong-mo-con-tim-cua-tin-huu-cho-thien-chua.aspx

http://conggiao.info/news/2155/15652/khoa-hoc-toan-hoc-ly-luan-cac-phuong-phap-truyen-dao-cua-giao-si-dong-ten-alexandre-de-rhodes-tai-viet-nam-trong-the-ky-xvii.aspx

http://conggiao.info/news/2155/15652/khoa-hoc-toan-hoc-ly-luan-cac-phuong-phap-truyen-dao-cua-giao-si-dong-ten-alexandre-de-rhodes-tai-viet-nam-trong-the-ky-xvii.aspx

Sự thật là cái chúng ta tiếp tục chạy trốn


Đăng bởi lúc 2:12 Sáng 9/05/13
VRNs (09.05.2013) – Sài Gòn – Ở đây không nêu ra một nghi vấn, mà chính là khẳng định một thực tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam trước tình hình bi đát của đất nước hôm nay.
Mới đây, giới quan sát cả trong và ngoài Giáo hội đã hết sức vui mừng và hy vọng khi Hội đồng giám mục Việt Nam – có thể được xem như là cơ quan quyền lực cao nhất của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam – đã bước ra khỏi “sự khôn ngoan” thường thấy để tuyên bố bằng văn bản “Nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013)” gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước.
Nếu theo dõi phản ứng của các vị giám mục hoàn toàn im lặng, hoặc “thân ai nấy lo”, hoặc “lên tiếng hay không lên tiếng” trong các vụ việc xảy ra trước đây, nhất là vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà (Hà Nội), rồi tiếp sau là hàng loạt các vụ việc khác trên toàn quốc vi phạm trắng trợn quyền con người, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, dân chủ của nhà cầm quyền, trong đó có không ít những vụ sử dụng vũ lực trực tiếp tấn công giáo hội như đập phá ảnh tượng, đền đài, nhà thờ, đánh đập giáo dân, tu sĩ, linh mục… thì bản nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa qua là một dấu son trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng của giáo hội tại đất nước này.
Nhưng sống Tin Mừng khó hơn
Chính xác là quá khó, tuy nhiên đó lại là đòi hỏi sống còn.
Vì vậy, có đáng hổ thẹn khi cái văn bản đi vào lịch sử kia hiện chỉ đang nằm phủ bụi trên bàn của các cha xứ trong suốt hơn hai tháng qua?
“Những điều thiếu xót” trong Kinh Cáo Mình dường như đang xảy ra nơi hội đồng đã ra cái văn bản cực kỳ trí tuệ đó? Thái độ của các giám mục xem ra bằng lòng với việc ban hành mặc chuyện văn bản đó được phổ biến và thực thi ra sao?
Hiện có bao nhiêu người Công giáo biết có sự tồn tại của bản nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng giám mục Việt Nam? Trong số người biết có mấy người đọc, mấy người hiểu và sống tinh thần của văn bản này?
Có hai lý do để đặt ra những câu hỏi trên. Thứ nhất, thực tế rất ít giáo xứ dám can đảm phổ biến và giải thích cho giáo dân. Thứ hai, trách nhiệm này của các cha xứ là hết sức cần thiết vì cùng lúc đó từng hộ gia đình ở một số đô thị lớn cũng nhận được bản góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp do nhà nước ban hành “cho phép” người dân, trong đó có người Công giáo phải thi hành quyền công dân của mình.
Trong khi, một giáo dân ghi vào bản góp ý “Gia đình tôi chỉ đồng ý với bản nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng giám mục Việt Nam” gửi lại cho khu phố trưởng thì ngay lập tức bản thân và các thành viên trong nhà bị sách nhiễu. Hai anh em đã căng thẳng với nhau suốt bữa cơm tối giữa sự hiện diện của mẹ già và đàn con cháu, bởi vào chiều cùng ngày, có anh công an khu vực mò đến nhà… Thì tại Tổng giáo phận Sài Gòn, có cha quản hạt sau khi “làm việc” với nhà cầm quyền địa phương đã yêu cầu các cha xứ trong hạt không phổ biến văn bản của hội đồng giám mục nữa.
Rào cản của sự thật toàn vẹn
Trên đây mới là những sự thật liên quan đến văn bản lẫy lừng của các giám mục thời gian qua.
Rộng hơn, người dân Việt Nam thật sự đang cảm thấy mất phương hướng, khiếp sợ trước một xã hội mà cái ác chiếm thế thượng phong.
Ở nhà, vợ chồng mâu thuẫn nhau chỉ vì bất đồng trong việc giáo dục con cái. Thước đo các giá trị bị đảo lộn, dối trá bao trùm khiến bậc làm cha mẹ hôm nay cắn răng dạy con làm người tốt hoặc là phớt lờ để nó “có chỗ đứng” trong cái “lâm bô” văn hóa, đạo đức này.
Đến không khí ngột ngạt ở nơi làm việc. Nếu muốn tồn tại, rồi thăng tiến, người “trưởng thành” nào cũng phải biết khéo léo trong các mối quan hệ trước cả khi chứng tỏ được năng lực chuyên môn. Thậm chí, quan hệ xấu mà làm việc quá tốt thì nguy cơ bị loại còn cao hơn kẻ bất tài. Chưa kể, những người được gọi là đồng nghiệp với nhau phải luôn dòm trước, ngó sau, liếc ngang, liếc dọc trước các cuộc đấu đá nội bộ. May mắn về phe mạnh thì sống, về phe yếu thì toi, còn không về phe nào thì càng tiêu đời sớm.
Ra đường, đọc báo, lên mạng chỉ được nghe, thấy toàn những việc làm tày trời mà phần thiệt hại thuộc về người dân và công ích.
Vào nhà thờ, người Công giáo, đặc biệt người trẻ, ngáp dài với những bài giảng mỹ miều sáo rỗng. Các cha xứ đang cố rũ sạch bụi thế trần, chiêm ngắm sự trên trời khi sợ và gạt mọi biến cố kinh tế, chính trị, xã hội và cả tôn giáo đang hằng ngày bị đe dọa, bị vi phạm ra khỏi nhiệm vụ ngôn sứ để kêu gọi một thứ bác ái ngờ nghệch, rao giảng thứ Tin Mừng mỵ dân.
“Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương” và Thiên Chúa của chúng ta luôn yêu trong sự thật.
Sự thật là chúng ta đang sống dưới một chế độ phi nghĩa, biến chất, tàn bạo được cầm đầu bởi các băng nhóm tư lợi bất tuân pháp luật, sẵn sàng “bán rẻ” tất cả từ tài sản quốc gia (biên cương, hải đảo, tài nguyên, khoáng sản…) cho đến người dân và tất nhiên cả niềm kiêu hãnh dân tộc để vơ vét vào “ngân khố riêng”. Từ đó, kéo theo sự thật người dân bị mất các quyền cơ bản, quốc gia suy yếu, lòng người chia rẻ, nguy cơ mất nước rình rập.
Tại sao chúng ta lại sợ đề cập đến sự thật đang diễn ra mà chỉ muốn nhảy phóc đến các “sự thật trên trời”?
Tất cả hành vi vi phạm các quyền tự do mà người dân Việt Nam đang phải gánh chịu chẳng phải là những rào cản ngăn trở con người đi tìm kiếm sự thật toàn vẹn về chính mình là những hữu thể siêu việt sao?
Sợ nói sự thật sẽ sợ cầu nguyện
Và kết quả là đánh mất hoặc không ý thức được về sức mạnh của mình.
Tưởng tượng có khoảng 7 triệu người Công giáo Việt Nam thường xuyên được nghe biết và ý thức chọn thái độ sống trước các sự thật đang diễn ra trên quê hương mình thì sức mạnh sẽ thuộc về ai và kẻ nào sẽ phải sợ sức mạnh đó?
Có một, hai giáo xứ ở Hà Nội, Sài Gòn đã công khai tổ chức cầu nguyện định kỳ cho công lý và hòa bình. Các thánh lễ đó thu hút đông đảo giáo dân thích nghe và ủng hộ sự thật. Ở đó, người có niềm tin vào sức mạnh của các ơn Chúa Thánh Thần hiểu rằng ơn Chúa chứ không phải là cái gì khác sẽ đến khi chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho anh Điếu Cày, gia đình chị Tạ Phong Tần, các bạn sinh viên Công giáo Vinh và hàng ngàn người khác đang lâm cảnh lao tù vì chọn sự thật. Và ở đó, xin đừng hiểu người Công giáo đang “chính trị hóa” hành vi tôn giáo, bởi họ chỉ thuần túy cầu nguyện xin lửa từ trời xuống thiêu đốt cái đối nghịch với con người.
Đến đây, một lần nữa chúng ta lại tưởng tượng nếu 8 triệu người Công giáo Việt Nam cùng cầu nguyện…
Hoàng Đang

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Tôi viếng mộ Cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM


Bài viết của Bà Kim Hoa

Đọc trên X Café VN bài “Một nén hương cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm”. Tôi biết được mộ Ông TT hiện đang nằm trong Nghĩa Trang Lái Thiêu, thuộc Tỉnh Bình Dương.
Ngay ngày Giỗ 45 năm của Ông tôi đã lên kế hoạch phải đến thắp nhang cho Ông trong ngày Giỗ, nhưng rồi tôi không thực hiện được, mãi đến tối hôm qua nghe ông xã nói:
- Mai rảnh không ? Đi Lái Thiêu …
Tôi gật đầu ngay, ông xã biết chắc là không nói ra, nhưng tôi nôn nao có ngày này lắm, ngày anh ấy rãnh rỗi để chở tôi đi viếng mộ Ông TT.
Mười ngày chờ đợi để thực hiện tâm nguyện, sáng nay 12-11-2008, vợ chồng tôi đi honda đến viếng Mộ TT.
Cũng chỉ là địa chỉ Nghĩa Trang Lái Thiêu, Hóa An, Bình Dương, không rõ ràng lắm, khi người đi đường lại nói Lái Thiêu có nhiều nghĩa trang. Chúng tôi cứ đi đại đến nghĩa trang lớn nhất của Lái Thiêu.
Từ Sài Gòn đi Quốc lộ 13 đến ngã tư Cầu Ông Bố chúng tôi rẽ phải, vào khoảng gần 3km cũng bên tay phải, có một cổng nghĩa trang rất lớn, chúng tôi rẽ vào, có một quán cóc trong nghĩa trang, nhưng chúng tôi không dừng lại, vì thấy bên trong có số người thợ đang xây mộ, bèn ghé hỏi thăm:
- Anh ơi! Anh làm ơn cho biết mộ của Ông Diệm nằm ở đâu anh ?
- Anh chị theo con đường này sẽ thấy cái quán, hỏi quán ấy họ chỉ cho, có người dẫn đến tận nơi luôn.
Mừng thầm trong bụng “hỏi thăm dễ quá”, chúng tôi đến quán người ta vừa chỉ. Ông xã ra dấu cho tôi im lặng, anh đến hàng nhang lựa gói nhang lớn nhất, mua thêm cái hộp quẹt, trong khi chờ cô bán hàng thối tiền anh hỏi:
- Cô cho tôi hỏi thăm, mộ Ông Diệm nằm chỗ nào cô có biết, chỉ giùm chúng tôi.
Cô gái trả lời ngay.
- Biết, con dẫn cô chú đi, cô chú có bà con gì không ?
- Không, chúng tôi muốn thăm và thắp nhang cho Ông ấy thôi.
- Cách đây vài ba ngày, có người báo cho chúng con là sẽ có người nước ngoài về thăm mộ Ông ấy, chúng con chờ hoài mà chưa thấy ai.
Thế rồi cô ấy nhanh nhẩu lấy honda đi trước, đưa chúng tôi ra lại đường chính, đi thêm hơn 100m cô dừng lại nơi những ngôi mộ nằm sát bên đường, dựng xe trên thềm đường, cô dẫn vào qua 2 dảy mộ (khoảng 6,7m), cô chỉ “đây là mộ ông Cẩn, mộ Ông Diệm ở bên kia”. Cùng một dãy, cách nhau khoảng hơn 10m, chúng tôi dừng lại Mộ Ông TT bên phải, mộ bà Cố nằm chính giữa, bên trái là mộ ông Nhu.
Còn đang bồi hồi xúc động thì thấy 5,6 người bao quanh chúng tôi. Nhìn họ, tôi nhớ lại những lần đi thăm mộ của ông bà Nội chồng chôn ở nghĩa trang Gò Dưa…
Chúng tôi đốt nhang, vái lạy bà Cố, Ông TT, ông Nhu, tôi dành một ít thắp cho ông Cẩn và bà Xơ tên Isave Trương thị Ba là nữ tu của Dòng Vinh Sơn mà ở đó người ta nói: “Những năm trước chỉ có bà Xơ này đến thắp nhang cho những ngôi Mộ này thôi, giờ bà Xơ ấy đã mất rồi, được chôn ở gần đây”.
Thấy họ vẫn ngồi tại đó như chờ chúng tôi điều gì, tôi nói:
- Đây là mộ của Ông TT ngày xưa của mình, tôi đọc báo thấy họ nói ở đây, nên tìm đến thăm Mộ Ông
Họ nói:
- Chúng tôi ở đây luôn chăm sóc cho phần Mộ của gia đình Ông, cô có tiền đưa chúng tôi để chúng tôi lo cho mộ phần họ.
- Chúng tôi chỉ là người biết tin rồi đi thăm thôi, chúng tôi không là người nhà. Tôi cũng chẳng có tiền, gửi các anh tiền uống cà phê cho vui nhe.
Họ cầm 100 ngàn như không vừa ý, bảo tôi đưa thêm 100 nữa. Họ kể là họ đã chà rửa sạch sẽ những ngôi mộ này như thế nào, có người đặt họ ghi rõ tên Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu trên bia mộ, nhưng họ bị công an Bình Dương gọi lên, bắt xóa hết, chỉ ghi chữ Huynh, chữ Đệ thôi …mộ Ông TT lại bị sứt bể họ phải tô sửa lại …
Tôi lắc đầu, mĩm cười: “Tôi không có tiền, thế nào cũng có người nước ngoài họ về, họ sẽ gởi lại tiền cho các anh”.
Hai chúng tôi đọc kinh, cầu nguyện. Xin Ông TT thương phù hộ, giúp Đất Nước Việt Nam sớm thoát cảnh lầm than, khổ cực …
Tôi thì thầm với Ông TT nhiều điều, thấy họ từ từ bỏ đi hết 4,5 người gì đó. Số còn lại họ than thở:
- Tụi tui mới dọn dẹp chứ tụi nó có làm gì? cô đưa tiền cho tụi nó cũng như không.
Chính tui lau chùi, dọn sạch cỏ hai hôm nay, cô mà lên trước ba ngày cũng không thấy đường đi đâu, cỏ bao phủ hết. Giờ cô cho tụi tui tiền đi, chính tui đắp lại chổ bể ấy, rồi sơn lại chữ mới rõ ràng đó chứ phải tụi nó đâu! Công an kêu tui lên chứ phải nó lên đâu, tụi nó nói dóc không hà.
Nhìn người đàn ông đang ngồi càm ràm bên cạnh, tôi hiểu ra câu chuyện. Việt Nam mình bây giờ là thế, làm ở đâu cũng có bang bệ, vào trong nghĩa trang cũng thế, có trên, có dưới, có cũ, có mới.
Như trong nhà chồng tôi, anh em đều là công nhân, thầu xây dựng, nhưng không làm sao xây được mộ phần Ông Bà Nội của mình, phải giao toàn bộ cho những người quản lý ở nghĩa trang làm. Nếu mình không làm theo quy định (trong im lặng) đó, thì ngày hôm nay mình xây, sáng mai sẽ thấy thành bình địa tất cả, ngoan cố thêm một hai ngày nữa, cũng trở về con số không (0) thế thôi. Trước khi chúng tôi chưa giao mộ phần cho ông chủ lớn ở đó trông coi, thì mỗi lần đến mộ đều có người hầu chuyện, kể công lao chăm sóc hằng ngày …cho đến khi chúng tôi chi tiền trà nước mới để yên. Từ ngày trả công mỗi năm 300.000$ cho 2 ngôi mộ Ông Bà, chúng tôi không còn bị kèo nài mỗi khi lên thăm mộ nữa.
Phía bên mộ Ông Cẩn, chồng tôi cũng đang lắng nghe những người dọn dẹp, và cô bé dẫn đường phàn nàn, (có anh thanh niên bị câm) họ không dám nói gì khi có mặt nhóm người trước, có lẽ họ được những người kia thuê làm, nhìn chung thì họ cũng chịu khó chăm sóc mộ của Tổng Thống mình, những ngôi mộ mà ít khi có thân nhân lui tới, tiếc rằng mình không khá giả chứ tý quà cho họ cũng là phải đạo.
Gởi cho họ và cô bé dẫn dường thêm 100 ngàn nữa chúng tôi cám ơn và mọi người vui vẻ chia tay ra về.
Tôi quay lại, cúi chào Ông TT, “Từ nay con sẽ thường quay lại thăm Ông”.
Kể lại cho mọi người biết. Nếu muốn viếng mộ TT, thì đến ngã tư cầu Ông Bố quẹo phải vào khoảng 3km thấy cổng nghĩa trang đầu tiên (đừng vào cổng), đi quá khoảng gần 300m nữa sẽ thấy quán cóc bên đường, cạnh nghĩa trang. Dừng xe, có đường mòn, đi qua vài nấm mộ là thấy mộ TT ngay, nếu đi honda dắt vào lối này gần mộ TT, dể trông chừng xe hơn.
Nhìn Mộ một Vị Tổng Thống tài ba, nổi tiếng, khắp thế giới mọi người đều ngưỡng mộ Tài, Đức của ông, mà nằm đơn sơ như thế, tên tuổi cũng không được phép ghi chép rõ ràng, tôi không sao cầm được nước mắt. Lòng tự hỏi biết đến ngày nào, người dân Việt nghĩ lại công lao của Ông, mà đặt mộ phần Ông vào một nơi xứng đáng hơn, gần gủi hơn, để mọi người yêu mến Ông được thường xuyên thăm viếng Mộ phần Ông ???
Trích Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm -
(soạn giả: Quỳnh Hương)

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Hệ lụy từ thủy điện Thượng Kon Tum: Mất rừng, cạn suối


SGGP - 19/01/2013 07:46 1 tin đăng lại

Thủy điện Thượng Kon Tum đang được xây dựng ở đầu nguồn sông Đắk Snghé là một trong những dự án thủy điện lớn, nhưng nó sẽ lấy đi hơn 382ha rừng phòng hộ đầu nguồn của tỉnh Kon Tum và khi đi vào vận hành sẽ làm cạn khô sông suối ở hạ lưu vì nó chuyển nước sang sông Trà Khúc (Quảng Ngãi).

Mất rừng phòng hộ đầu nguồn
Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum do Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Bình Định) làm chủ đầu tư có công suất 220MW và điện lượng trung bình hàng năm khoảng 1.094 triệu kWh, được khởi công xây dựng vào ngày 27-9-2009. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, được xây dựng theo phương án chuyển nước sang lưu vực sông Trà Khúc.
Cụm công trình đầu mối và hồ chứa (diện tích khoảng 374km²) nằm trên địa bàn các xã Măng Cành, Đắk Tăng (huyện Kon Plông) và Đắk Kôi (huyện Kon Rẫy), còn nhà máy đặt trong đường hầm dẫn nước dài khoảng 25km đi qua núi ở xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông) của tỉnh Kon Tum. Tổng diện tích đất đai chiếm dụng để xây dựng thủy điện này khoảng 782ha, trong đó có 414 đất rừng tự nhiên và 135ha đất sản xuất nông nghiệp thu hồi của 154 hộ dân trong vùng.
Nhiều cánh rừng phòng hộ ở tỉnh Kon Tum sẽ bị chuyển đổi để làm thủy điện Thượng Kon Tum.
Thủy điện Thượng Kon Tum được xây dựng tại đầu nguồn sông Đắk Snghé. Khu vực này nằm trọn trong cao nguyên Kon Tum với hệ sinh thái phong phú, đa dạng và những cánh rừng đầu nguồn có độ che phủ cao nhất nước, ở các xã Đắk Tăng, Măng Bút (huyện Kon Plông), một phần thuộc các huyện Kon Rẫy, Tu Mơ Rông. Khu vực này có vai trò bảo vệ và điều tiết nguồn nước cho vùng hạ lưu và cả hệ thống sông Sê San. Trong 414ha rừng tự nhiên chuyển đổi làm công trình này, có tới hơn 382ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Theo quan sát của chúng tôi, những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn này rất rậm rạp và có nhiều cây gỗ lớn. Từ trên tỉnh lộ 676 xuống sông Đắk Snghé là những cánh rừng xanh thẳm với hệ sinh thái phong phú và đa dạng.
Cạn khô sông suối
Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum nằm trên thượng nguồn sông Đắk Snghé và đây là công trình thủy điện cuối cùng trên bậc thang năng lượng của sông Sê San. Sông Đắk Snghé chảy từ độ cao 1.780m, băng qua dãy núi Đắk Khích và Đắk Chun rồi đổ về sông Đắk Bla. Nhưng thay vì nhận nước từ sông Đắk Snghé và đổ về hạ lưu, Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum sẽ đổ nước về sông Trà Khúc với tần suất 11,89m3/s. Và như thế, sông Đắk Snghé sẽ thường xuyên khô cạn và không còn nước cung cấp cho sông Đắk Bla, một trong 3 chi lưu lớn của sông Sê San.

Theo ông Nguyễn Thanh Cao, Chủ tịch Liên hiệp Các hội KH-KT tỉnh Kon Tum, việc chuyển nước từ Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum sang sông Trà Khúc sẽ tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học và sinh kế vùng hạ lưu sông khi khoảng 40km từ đập thủy điện đến đoạn hợp lưu với sông Đắk Bla bị cạn khô nước. Trên đoạn sông này không có suối lớn mà chỉ có các con suối nhỏ nên thường cạn kiệt vào mùa khô và không đủ cấp nước cho sông Đắk Snghé. Khi hình thành hồ chứa, đoạn sông này sẽ không được cấp nước và nguy cơ trở thành “sông chết”.
Trong đề án “Đánh giá những tác động, ảnh hưởng đến chế độ thủy văn và môi trường lưu vực sông Đắk Snghé và sông Đắk Bla sau khi thủy điện Thượng Kon Tum tích nước” do Viện Tư vấn phát triển (CODE) và Liên hiệp Các hội KH-KT tỉnh Kon Tum phối hợp thực hiện, các nhà khoa học cũng cho rằng, việc chuyển nước sang sông Trà Khúc sẽ làm suy giảm dòng chảy của con sông Đắk Bla, nhất là vào mùa khô. Từ đó, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nguồn nước, môi trường sống của hàng trăm ngàn hộ dân thành phố Kon Tum vì sông Đắk Bla chảy qua thành phố này. Việc chuyển nước xuống sông Trà Khúc cũng sẽ làm giảm khoảng 7,7% lưu lượng nước sông Sê San và giảm khoảng 321 triệu KWh của các nhà máy thủy điện trên sông Sê San gồm: Ialy, Sê San 3, Sê San 3A và Sê San 4.
Khi Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum tích nước, sông Đắk Bla sẽ thường xuyên cạn nước vào mùa khô và từ đó ảnh hưởng đến đời sống hàng trăm ngàn hộ dân thành phố Kon Tum.
“Tiền trảm, hậu tấu”?
Mặc dù chưa được đồng ý chuyển đổi hàng trăm hécta rừng phòng hộ đầu nguồn, nhưng chủ đầu tư công trình thủy điện Thượng Kon Tum vẫn khởi công xây dựng. Sau một thời gian thi công, hiện giờ chủ đầu tư mới bắt đầu sốt sắng lo chuyển đổi rừng phòng hộ đầu nguồn cho công trình này. Để hợp thức hóa việc chuyển đổi rừng cho công trình này, ngày 4-10-2012, UBND tỉnh Kon Tum có công văn 1793/UBND-KTN gửi Bộ NN-PTNT và Bộ TN-MT xin chuyển 68,76ha đất lúa nước và 382,29ha rừng phòng hộ đầu nguồn để làm thủy điện Thượng Kon Tum. Nhưng theo công văn trả lời ngày 4-12-2012 của Bộ NN-PTNT, việc chuyển đổi đất lúa nước được thực hiện theo Nghị định số 42 ra ngày 11-5-2012 của Chính phủ và tỉnh phải có phương án bù đắp diện tích đất lúa chuyển đổi. Còn việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ đầu nguồn trên 50ha phải báo cáo Quốc hội theo Nghị quyết số 49 ra ngày 19-6-2010 của Quốc hội.
Ông Nguyễn Thúc Chân lại nói rằng vì công trình chưa tích nước nên rừng chưa bị ngập, vì thế đơn vị vừa xây dựng vừa chờ việc chuyển đổi rừng phòng hộ cũng được (?). Như vậy, phải chăng chủ đầu tư đã “tiền trảm, hậu tấu” trong việc chuyển đổi rừng phòng hộ đầu nguồn để xây dựng thủy điện Thượng Kon Tum?
Phá vỡ hệ sinh thái
Theo kết quả khảo sát năm 2007 của Viện Sinh học nhiệt đới, quần thể rừng Kon Plông có diện tích hơn 65.000ha, nằm trong khu vực sinh thái vùng núi cao Kon Tum và có quần thể rừng đa dạng với 644 loài cây. Khu vực này cũng là nơi cư trú của nhiều loài thực vật, chim, thú, bò sát được đưa vào danh sách các loài bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu.
Trong khi đó, nơi xây dựng thủy điện Thượng Kon Tum cũng là vùng có tiềm năng về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của quần thể rừng Kon Plông, trong đó, khu vực lòng hồ có độ che phủ rừng cao nhất cả nước (85%). Vì thế, việc xây dựng thủy điện Thượng Kon Tum tại đây sẽ ảnh hưởng bất lợi đối với khả năng phòng hộ, điều tiết nước cho hệ thống sông Sê San và các sông suối phía Đông Trường Sơn cũng như tiềm năng du lịch sinh thái quốc gia trên cao nguyên Măng Đen.
CÔNG HOAN

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Chơi điện tử giúp người già nhớ tốt hơn



Nếu như trẻ em cần bị hạn chế chơi trò chơi điện tử, thì người già lại nên được khuyến khích chơi trò này, vì nó có thể giúp họ cải thiện khá tốt một số chức năng của não bộ.

Ảnh minh họa: nlgroup.co.uk.
Người già chơi điện tử sẽ chậm bị suy giảm thần kinh. Ảnh minh họa: nlgroup.co.uk.
Kết quả công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS One của Mỹ ngày 1/5.
Sau khi nghiên cứu tác dụng của trò chơi điện tử đối với hàng trăm người từ 50 tuổi trở lên, nhóm tác giả thuộc trường Đại học Iowa phát hiện, chơi trò chơi điện tử giúp người lớn tuổi cải thiện khá tốt một số chức năng của não bộ như khả năng ghi nhớ, suy luận và thị giác. Theo tính toán, trò chơi điện tử có thể giúp đẩy lùi quá trình suy giảm chức năng não bộ ở người già từ 1,5 đến 7 năm.
Các nhà khoa học chia 681 người từ 50 tuổi trở lên ở Iowa thành 4 nhóm. Một nhóm trong số này chơi đố ô chữ trên máy tính, trong khi ba nhóm còn lại chơi trò "Dạo qua đường phố" đòi hỏi người chơi phải nhận dạng rất nhanh phương tiện xuất hiện trên màn hình trước khi ghép chúng với những loại biển báo thích hợp xuất hiện sau đó.
Ở mỗi cấp độ, người chơi phải ghép nối thành công ít nhất ba lần trong tổng số 4 lượt hình xuất hiện để được quyền chơi lên bàn kế tiếp. Bàn sau thiết kế khó hơn bàn trước vì thời gian nhận dạng ngắn hơn, trong khi các yếu tố gây nhiễu tăng lên.
Qua theo dõi khả năng xử lý của não bộ trước và sau khi luyện tập của cả 4 nhóm, giới khoa học nhận thấy tốc độ xử lý của não bộ cải thiện đáng kể ở các nhóm chơi trò chơi điện tử. Cụ thể, sau hơn một năm thử nghiệm, nhóm chơi 10 giờ/ngày khôi phục khả năng nhận thức trở lại thời điểm trước đó ba năm. Đối với nhóm chơi 14 giờ/ngày, khoảng thời gian đảo ngược là 4 năm.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy khả năng tập trung, phản ứng nhanh nhạy và tốc độ xử lý thông tin cũng cải thiện đáng kể ở nhóm chơi điện tử so với nhóm chơi đố ô chữ.
Ngoài ra, trường thị giác, khoảng không gian mắt bao quát khi nhìn điểm cố định, cũng mở rộng. Nhóm nghiên cứu cho biết, cùng với quá trình lão hóa, trường thị giác sẽ bị thu nhỏ dần khiến người già thường khó cảm nhận và nhận biết về những thay đổi ở khu vực ngoại vi.
Phát biểu về kết quả nghiên cứu, trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư về sức khỏe cộng đồng Fredric Wolinsky khẳng định, trò chơi điện tử không chỉ giúp làm chậm lại quá trình suy giảm các chức năng não bộ, mà còn làm tăng thêm tốc độ nhận thức ở người già.
Công trình nghiên cứu này được tiến hành dựa trên kết quả một nghiên cứu khác được tiến hành từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 về cải thiện trí nhớ, khả năng suy luận và thị giác ở người già.
Theo Vietnam+

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Người Trung quốc đang sống trong hoảng loạn bất an cao độ



 Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30 % so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:
1, Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm đặc biệt là nhiễm chì, a-xít va các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua của sứ phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất va trên các sống hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ con có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.
Sau khi báo chí đăng tải về lợn chết đổ vứt ra sống, rồi vịt và sau cùng là hình ảnh hàng loạt cá chết đặc trên các hồ thì những lời cảnh cáo này trên các Blog càng lan nhanh hơn bao giờ hết. Chính quyền Trung quốc đang lúng túng không biết sẽ làm gì để trấn an dân, hầu như là bất lực.
2, Lý do thứ hai là ô nhiễm khí thở của con người từ hai phía:
Đó là từ khí thải ở các nhà máy, các công trường xí nghiệp thải ra. Người ta đo lượng Các-bon-nic và các chất độc trong không khí đã đến mức báo động đỏ, nồng độ đông đặc khiến cho những người khỏe biến thành người bệnh, nhiều người bị bệnh như hen xuyễn hay phổi nhất là trẻ em và người có tuổi bị tử vong nhiều trong mấy năm qua và nhất là những năm gần đây. Nhưng thảm họa đến nữa là do các trận bão cát do sự sa mạc hóa đang trền đến các thành phố.
3, Tình trạng này cùng với vấn đề chính trị, xã hội thiếu minh bạch, công bằng đã khiến đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc và nay khi có dấu hiệu các quốc gia này thấy không thể nhận thêm người vào nữa thì họ và nhiều người lưng vốn ít hơn đã đổ vào các nước Nam Mỹ, Capuchia, Lào và có xu hướng cả Việt nam nhưng trên danh nghĩa các nhà đầu tư làm ăn. Họ mang theo cả gia đình, anh em họ hàng thậm chí cả dòng họ.
Như báo chí Trung quốc đã phải nói đây thực sự là cuộc chạy tỵ nạn khỏi Trung quốc chứ không phải là đi định cư như vẫn xẩy ra lâu nay. Người ta thấy phổ biến cảnh ngày ngày tại các đại sứ quán các nước tại Trung quốc, số người xếp hàng ghi tên làm thủ tục ngày càng đông, có người đã thuê phòng trọ gần đó để chờ cho bằng được đến lượt mình. Trung quốc không chỉ lo số ngoại tệ sẽ biến khỏi đất nước này mà lo đây sẽ là hiệu ứng tai hại là sẽ đến ngày khách nước ngoài không giám vào Trung quốc. Như báo chí đăng tải khuyên người đi du lịch rằng bạn không thể đến du lịch Trung quốc nếu cứ đeo mặt nạ cả ngày và đeo bên mình hàng can nước lọc mang theo đi khắp nơi trên đất nước này.
4, Không còn ai ở Trung quốc dám ăn các loại hoa quả và sữa, thịt từ chính Trung quốc làm ra vì các thứ đó độc hại va nguy hiểm cho con người.
Như báo chí châu Âu và Mỹ , Úc v.v…mấy tuần qua liên tục đăng bài cảnh báo việc người Trung quốc ra sức gom sữa trên khắp các cửa hàng ở châu Âu và các quốc gia phương Tây để đưa về Trung quốc và nay cả quả tươi vì những người có chút tiền ở Trung quốc không giám ăn quả tươi, thị lợn, gà, vịt và uống sữa, sản phảm làm ra tại chính quốc gia mình. Người ta cho rằng những sản phẩm sữa Trung Quốc vẫn chưa khôi phục được niềm tin người tiêu dùng sau vụ tai tiếng năm 2008 nay chẳng những chưa ngưng mà có khả năng kém phẩm chất và độc hại cao hơn vì không tin vào sự minh bạch của các thông tin nhà nước đưa ra.
“Các siêu thị hay những nơi bán lẽ mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán,” ông Richard Dodd cho biết. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức sang Trung Quốc.”
Những tuần qua, các siêu thị tại Anh quốc đã phải dán thông cáo yêu cầu khách hàng không mua nhiều hơn hai hộp sữa một lúc để đảm bảo nguồn cung cấp cho những người khác.Nhiều người tiêu dùng tại Anh cho biết họ để ý thấy có tình trạng khan hiếm sữa tại các siêu thị và phải đi nhiều nơi mới mua được nhãn hiệu mình thường dùng.
“Vào Chủ Nhật, chúng tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào từ Asda hay Tesco, chúng tôi đã phải tới Sainsbury’s,” bà Lyn Patterson nói với Reuters.
Hãng thực phẩm của Pháp Danone, công ty sản xuất sản phẩm sữa Aptamil nói hiện đang phải tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng bất thường này.
“Chúng tôi hiểu nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ những đợt xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn tìm kiếm nhãn hiệu sữa phương Tây cho con cái mình,” công ty này nói trong một thông cáo.
Giá quả tươi ở các chợ và siêu thị ở châu Âu tằng cao gấp rưỡi va nhiều hoa quả đặc sản cũng không thấy có để bán nữa. Nhiều người đã kêu gọi chính phủ phải có biện pháp ngăn chănj ngay nếu không sẽ là vấn nạn. Đến nay cả quả tươi bị người Trung quốc gom mua đóng hòm mang về nước để phục vụ với hơn tỷ người thì khối lượng nhập về sẽ càng ngày càng cao hơn
Tại Việt nam các lái buôn cá, thịt, gạo tạp phế lù người Trung quốc đã có mặt trên các thị trường Việt nam để gom hàng mang về bên kia biên giới hay quá các ngả đường biển va hàng không. Đổi lại họ chuyển sang Việt nam các hàng mà người Trung quốc lo sợ độc hại không giám dùng nhưng cho thêm các thuốc hãm độc hại để giữ lâu không héo. Như thế, độc hại lại càng kinh khủng hơn. Như báo chí đăng tải là lòng lợn, chân gà, lạm bò v.v… những thứ khoái khẩu của người Việt ăn hầu như mang đuợc mang vào không những vốn đã độc hại lại đang trong tình trạng bị hối thối và đang bị phân hủy. Phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và nay cả bằng cả đường hàng không nữa, thật là nguy hiểm hết chỗ nói. Nên tỷ lệ người dân bị bệnh ung thư đang tăng cao ở quốc gia này.
Vơ vét hàng mang về là “Siêu lợi nhuận”
Một sản phẩm sữa chỉ với giá 10 bảng Anh được bán với giá cao gấp ba lần ở thị trường Trung Quốc, Reuters cho biết.
Người TQ gom hàng đặc biệt là sữa
Người TQ gom hàng đặc biệt là sữa
Chính quyền Hong Kong đã phải hạn chế số sữa người dân Trung Quốc được mang về lục địa sau khi tình trạng mua gom đẩy giá và gây khan hiếm sữa tại đây.
Một doanh nhân người Trung Quốc nói với Sky News rằng ông mua sữa từ các siêu thị và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung Quốc.
“Tôi mua với giá 7 đến 9,5 bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 bảng,” ông này nói.
Ông này cũng cho biết người Trung Quốc gom sữa dưới nhiều hình thức khác nhau:
“Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường ở London hay Portsmouth. Họ mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 bảng.”
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Junqi Yang, người dân tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng cho biết các dịch vụ giao hàng, cho thuê kho tại đây đang rất phát triển nhờ sữa nhập từ nước ngoài. Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp sản xuất sữa khá phát triển. Tính đến nay, ngành công nghiệp này có giá trị khoảng 30 tỷ đôla, với mức tăng trưởng thường niên trên 20% kể từ năm 2000. Theo ông: “Nhiều người Trung Quốc ở đây thà trả giá cao còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tình mạng của con cái mình khi dùng sữa nhãn hiệu Trung Quốc.”
Trung quốc gần đây đã ra sức trấn an người dân rằng các sản phẩm sữa tại Trung Quốc là an toàn và được kiểm nghiệm chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp thiếu hiệu quả tại đây đang vẫn là một vấn đề lớn. Vấn đề là ở chỗ người dân Trung quốc đang thấy bất an va tình
trạng nay đã trở nên hoảng loạn khó thể trấn an được nữa. Người ta thấy ngay các quan chức thì gia đình nào cũng đưa con cái ra sống ở nước ngoài và bản thân họ cũng chỉ cần vơ thêm khẩn trương chút nữa là cũng biến mất lúc nào nhà nước cũng không thể biết.
Tuơng lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm đạm từng ngày va phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế. Như chính người Trung quốc nói: “Không thể kiểm soát được nữa, đầu hàng thôi! Nếu tôi có khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng đi. Cái cột điện còn muốn dời đi nữa là con người? ”
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt