Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

THIÊN THẦN AYLAN! - Cậu bé dạt vào bờ biển cầu cứu bố trước lúc chết (Bản Tin VNExpress)


                                   Flying Angel Aylan - Cậu bé đã mất khi trôi                                  dạt vào bờ biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)

"Abdullah bị nhấn chìm khi ôm hai con trong tay. Cậu ấy gắng hết sức đẩy con lên khỏi mặt nước để thở. Bọn trẻ hét to 'bố, xin đừng chết'", bác của cậu bé dạt vào bờ biển kể.
8.jpg
Bức ảnh của phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ chụp một cảnh sát bế thi thể Aylan lên bờ. Ảnh:Nilufer Demir
Telegraph dẫn lời Fatima Kurdi, bác của cậu bé Aylan Kurdi hiện sống ở Canada, cho biết tiếng khóc lúc hấp hối của cháu trai cô như một lời cầu cứu với bố khi con thuyền chở họ gặp nạn trên biển Aegean. Anh trai Aylan, Galip 5 tuổi, và mẹ em, Rehan, cũng là nạn nhân của vụ lật thuyền, khiến gia đình nhỏ này chỉ còn mình người bố, Abdullah Kurdi, sống sót.
Fatima chia sẻ với các phóng viên trước thông tin rằng cô đã gửi tiền cho gia đình Aylan tới Canada. Abdullah, 40 tuổi, dùng số tiền đó trả cho những kẻ buôn người để chúng đưa anh cùng vợ và các con lên thuyền vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ. Hành trình đến miền đất hứa của họ sau đó kết thúc bi thảm trên biển.
Hình ảnh thi thể bất động của Aylan dạt vào bờ biển ở khu nghỉ dưỡng Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động thế giới và xuất hiện trên trang nhất các tờ báo hôm 2/9. Những tấm hình ấy gây tác động lớn với cuộc tranh luận có cho người di cư Syria vào châu Âu hay không.
Fatima cho biết Abdullah tâm sự qua điện thoại rằng anh đã cố gắng như nào để cứu các con, trong khi cũng phải nỗ lực để không bị chết đuối, theoTimes.
"Lúc thuyền bị lật, những con sóng ập đến, Abdullah bị nhấn chìm khi vẫn đang ôm hai con trong tay. Cậu ấy đã gắng hết sức đẩy con lên khỏi mặt nước để thở. Bọn trẻ hét to 'bố, xin đừng chết'", Fatima nghẹn ngào kể.
cuu.jpg
Fatima không cầm được nước mắt khi nghĩ về em dâu và các cháu. Ảnh: Reuters
Không lâu sau, Abdullah nhận ra Galip đã chết và đành để cậu bé đi.
"Abdullah cố cứu Aylan nhưng không thể. Em tôi tìm vợ và thấy cô ấy đang nổi trên mặt nước. 'Em đã cố hết sức để cứu họ'", Fatima, thợ làm tóc 44 tuổi ở thành phố Toronto, tâm sự.
Fatima giữ liên lạc với gia đình em trai khi họ cố tới Canada hồi đầu năm nay. Gia đình Abdullah bị từ chối tị nạn, dù họ đã giải thích với giới chức rằng quê hương Kobani ở Syria đang bị Nhà nước Hồi giáo (IS) giày xéo.
Cách đây hai tuần, Fatima nói chuyện điện thoại với các cháu. Lần ấy, anh trai Aylan ước sẽ được mua xe đạp mới khi cả nhà tới châu Âu. Giờ đây, Fatima thấy hối hận vì đã gửi tiền giúp họ thực hiện hành trình nguy hiểm.
Khoảng 4.000 người di cư kẹt ở Hungary được phép vào Áo và Đức sáng qua, kết thúc những ngày sống trong hỗn loạn, gian khổ, Telegraph cho hay. Người di cư, phần lớn đến từ Syria, Somalia và Afghanistan tràn qua biên giới trong cơn mưa rạng sáng qua. Người Áo chào đón họ bằng những tràng pháo tay ở bên kia biên giới. Dòng người di cư trông kiệt sức và mệt mỏi. Họ có con nhỏ và cố mang theo hành lý từ nhà ga chính của Budapest, Hungary.
Số người di cư vào Áo từ Hungary dự tính lên tới 10.000 người, Bộ Nội vụ Áo hôm qua cho biết. Trước sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, chính phủ Hungary đêm 5/9 buộc phải nhượng bộ, cử một đoàn xe buýt tới đón và đưa người di cư qua biên giới. Hàng nghìn người khác kẹt lại ở nhà ga Keleti, thành phố Budapest, cũng được lên xe và tới biên giới Áo.
00_1441499467.jpg
Aylan (áo đỏ) cười tươi khi chụp ảnh cùng bố và anh trai. Ảnh:Telegraph
Bình Minh
-----------------------------------------------------
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/cau-be-dat-vao-bo-bien-cau-cuu-bo-truoc-luc-chet-3274952.html
------------------------------------------------------
VÀI HÌNH ÁNH CỦA CÁC BÁO TRÊN THẾ GIỚI NÓI LÊN MỐI QUAN TÂM SÂU SẮC CỦA CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI TRƯỚC THẢM TRẠNG DI CƯ Ồ ẠT HIỆN NAY ĐANG DIỄN RA TẠI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU VÌ NẠN CHIẾN TRANH, XUNG ĐỘT CHỦNG TỘC, NGHÈO ĐÓI, KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU...
Cậu bé Aylan (trái, áo đỏ) đang sống hạnh phúc cùng Bố và anh trai
Anh cảnh sát viên Thổ Nhĩ Kỳ đến cứu cậu bé Aylan, nhưng không kịp, cháu đã vừa tắt thở sau khi bị những cơn sóng đánh trôi dạt vào bờ







Các chính quyền Châu Âu đón tiếp người dân di cư thế nào?
Vấn nạn di cư ồ ạt được giải quyết thế nào trên bàn hội nghị cấp cao của thế giới?
Các nhà lãnh đạo cấp cao khối Ả rập Trung Đông đang có kế hoạch gì để ứng phó vấn nạn xáo trộn về chính trị, sắc tộc, tôn giáo, kinh tế... để giúp ổn định đời sống dân chúng đang tìm mọi cách rời bỏ quê hương, xứ sở thân yêu của mình?



 Aylan - Flying Angel

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

NGHỊCH LÝ CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA - Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật


     Nghịch lý của thời đại chúng ta trong lịch sử là:

     Chúng ta có những tòa nhà cao hơn, nhưng tính cách những người cư ngụ trong đó thì lại nhỏ hơn; Những con đường cao tốc rộng hơn, nhưng quan điểm của con người thì lại hẹp hòi hơn.
     Chúng ta chi dùng nhiều hơn, nhưng lại sở hữu ít hơn; Chúng ta mua sắm nhiều hơn nhưng thụ hưởng thì lại ít hơn.
     Chúng ta có những căn hộ to hơn, nhưng gia đình thì lại nhỏ hơn; Nhiều tiện nghi hơn, nhưng lại ít thời gian hơn.
     Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn, nhưng lại kém ý thức hơn; Nhiều kiến thức hơn, nhưng lại kém suy xét hơn; Nhiều chuyên gia hơn nhưng cũng lắm vấn nạn hơn; Nhiều thuốc men, nhưng lại kém sức khỏe hơn.
     Chúng ta uống quá nhiều, hút quá mức, chi quá lố, cười quá ít, lái xe quá nhanh, giận quá mau, thức quá muộn, dậy quá mệt, đọc quá ít, xem ti-vi quá nhiều.
     Chúng ta tăng số của cải, nhưng lại giảm những giá trị của bản thân mình đi.
     Chúng ta nói quá nhiều, yêu quá ít và ghét quá thường xuyên. Chúng ta học cách kiếm sống chứ không phải là xây dựng cuộc sống.
     Chúng ta chỉ biết chồng chất thêm mỗi năm vào cuộc đời, mà chẳng biết bổ sung cuộc đời vào mỗi năm.
     Chúng ta đã đi lên mặt trăng và quay trở về, nhưng lại cảm thấy phiền hà khi băng qua đường để gặp người hàng xóm mới dọn đến.
     Chúng ta đã chinh phục không gian bên ngoài là vũ trụ, chứ không phải là không gian bên trong.
     Chúng ta đã làm những việc to lớn hơn, chứ không phải là tốt hơn. Chúng ta làm trong sạch không khí, nhưng lại gây ô nhiễm tâm hồn của nhau.
     Chúng ta đã phân tách được hạt nhân nguyên tử, chứ không hề động đến óc thành kiến của mình.
     Chúng ta viết lách nhiều hơn, nhưng học hành thì ít hơn. Chúng ta dự tính nhiều hơn, nhưng thực hiện thì ít hơn. Chúng ta chỉ biết vội vã, mà không biết chờ đợi.
     Chúng ta có thu nhập cao hơn, nhưng đạo đức thì lại thấp hơn. Chúng ta có nhiều thức ăn hơn, nhưng vẫn không giảm bớt được những cơn đói.
     Chúng ta có nhiều máy tính hơn để lưu trữ nhiều thông tin hơn, để có thể cung cấp nhiều bản sao hơn bao giờ hết, nhưng chúng ta lại ít liên lạc với nhau hơn.
     Chúng ta trở nên thừa về số lượng, nhưng lại quá thiếu về chất lượng.
     Đây là thời của thức ăn nhanh ( fast-food ) nhưng tiêu hóa thì chậm; Lưng dài thêm mà chí thì ngắn đi; Lợi nhuận quá cao nhưng các mối quan hệ với nhau thì hời hợt vô cùng.
     Chúng ta có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, nhưng ít thú vui lành mạnh hơn; Nhiều món ăn hơn, nhưng toàn là những thứ kém dinh dưỡng hơn.
     Đây là thời của hòa bình thế giới, nhưng nội chiến thì triền miên.
     Đây là thời có tới hai nguồn thu nhập từ cả hai vợ chồng trong gia đình, nhưng ly dị thì nhiều hơn; Thời của những căn nhà sang trọng, nhưng tổ ấm thì lại tan vỡ.
     Đây là thời của những chuyến du hí chớp nhoáng, của những loại khăn vệ sinh dùng một lần rồi bỏ, của sự buông trôi đạo đức, của những chỗ dừng lại qua một đêm dọc đường, của những cơ thể béo phí và của những loại thuốc để kích thích, để an thần, và để... giết người !
INTERNET, báo TUỔI TRẺ CHỦ NHẬT 25.7.1999

 
 http://www.trungtammucvudcct.com/web/ycaotinhdep.php?id=2
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường


Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Hồi ức kinh hoàng về hai vụ ném bom nguyên tử ở Nhật 6-8-1945


---oOo---

HÌNH ẢNH VỀ VỤ NÉM BOM NGUYÊN TỬ CỦA HOA KỲ TẠI NHẬT 
NGÀY 6 VÀ NGÀY 9-8-1945
(Trích từ báo Le Nouvel Observateur của Pháp)
---oOo---


Quân đội Nhật bản tấn công bất ngờ Trân Châu Cảng (Pearl Harbour) gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Hoa Kỳ sáng ngày 7-12-1941


Chiến hạm USS Arizona bị đánh chìm. Ảnh: wikipedia.


Phi hành đoàn chiếc máy bay B 29 ENOLA GAY được giao nhiệm vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima 6-8-1945 

Ông Harry G. Truman, Tổng Thống Hoa Kỳ, túc trực cạnh điện thoại chỉ đạo và theo dõi vụ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima (6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945)


Trung Tá (Colonel) Paul Tibbets, phi công lái máy bay B 29 ENOLA GAY thả trái bom nguyên tử mang tên "LITTLE BOY" xuống thành phố Hiroshima sáng ngày 6-8-1945

BẤM XEM VIDEO: CẢNH THẢ BOM NGUYÊN TỬ


Phi hành đoàn chiếc máy bay B 29 Enola Gay
de gauche à droite, le capitaine Theodore Van Kirk, navigateur, le colonel Paul Tibbets, pilote, et le major Thomas Ferebee, bombardier



Phi hành đoàn chiếc máy bay B 29 Enola Gay



Bom A " Little Boy" do B 29 thả xuống Hiroshima sáng 6-8-1945


Bom A "Fat Man" do B 29 thả xuống Nagasaki sáng 9-8-1945



Máy bay B 29 ENOLA GAY trở về căn cứ sau chuyến đi ném bom nguyên tử xuống Hiroshima 6-8-1945


Thành phố Hiroshima tan hoang vì bom A ngày 6-8-1945


Thành phố Hiroshima tan hoang vì bom A ngày 6-8-1945


Hiroshima trước và sau ngày 6-8-1945


Chiếc máy bay B 29 "BOCKSCAR" ném Bom A xuống Nagasaki sáng 9-8-1945


Hình ảnh cột khói 2 tầng từ quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống tại Nagasaki, Nhật Bản ngày 9/8/1945


Thành phố Nagasaki trước và sau ngày 9-8-1945


Cảnh hoang tàn đổ nát của thành phố Nagasaki, hình chụp ngày 24-9-1945


Hai anh em sống sót sau cuộc dội bom nguyên tử của Mỹ 6-8-1945


Nạn nhân bom nguyên tử tại Nhật ngày 6-8-1945


Phụ nữ và đứa con sống sót, mình đầy thương tích, sau ngày 6-8-1945


Một đứa trẻ ngồi khóc tại Hiroshima 5-8-1946 (1 năm sau chiến tranh)



Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện đầu hàng trên tàu USS Missouri tại Vịnh Tokyo vào ngày 2/9/1945, chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến thứ hai.


Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, 2 tháng 9, 1945

Sĩ quan và thủy thủ Đồng Minh quan sát Thống tướng Douglas MacArthur ký các văn kiện trong buổi lễ ký kết văn bản Nhật Bản đầu hàng trên chiếcMissouri vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Việc Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện đã chính thức kết thúc Thế chiến thứ hai.


Trẻ em Hiroshima ngày 6-8-1948 (3 năm sau) phải thường mang khẩu trang đề phòng chất độc phóng xạ


Ici, le Dôme de Genbaku, ruine emblématique d'Hiroshima, photographié par l'armée américaine en novembre 1945, soit trois mois après le bombardement de la ville japonaise.
Đây là nhà vòm Genbaku, tàn tích biểu tượng sự tàn phá khủng khiếp của bom nguyên tử tại Hiroshima, ảnh do quân đội Mỹ chụp vào tháng 11/1945



 Ici, le Dôme de Genbaku, ruine emblématique d'Hiroshima
Đây là nhà vòm Genbaku, tàn tích biểu tượng sự tàn phá khủng khiếp của bom nguyên tử tại Hiroshima

Đền kỷ niệm Genbaku, Nhật Bản

Hàng năm, đến ngày kỷ niệm 6-8, trẻ em Nhật bản xếp rất nhiều cánh chim đủ sắc màu, đến đền kỷ niệm Genbaku cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh và cho hòa bình thế giới.


Thành phố Hiroshima ngày nay vươn lên từ đống tro tàn do bom nguyên tử - Ảnh Daily Mail