Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

THỦ TƯỚNG NHẬT DỌA DÙNG 'VŨ LỰC' VỚI TRUNG QUỐC


28/04/2013

Đáp trả mạnh mẽ

Bá Tân

     Đáp trả mạnh mẽ. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản sau khi Trung Quốc cho tàu lượn lờ vùng biển hai nước tranh chấp.
     Đối phương chỉ mới ra đòn gió, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã tỏ rõ sự bảo vệ chủ quyền một cách quyết liệt. Đích thân Thủ tướng chính phủ lên tiếng, chứ không cần dùng cái loa người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
     Nhìn cách hành xử của Thủ tướng Nhật Bản mà thèm, mà ao ước, mà so sánh.
     Nhật Bản không có những chữ vàng, chữ tốt trong quan hệ với Trung Quốc. Những chữ ấy (16 chữ vàng, 4 tốt) chẳng là gì cả, cách chơi chữ chỉ là trò thư giãn mà thôi. Giống như đội bóng chuyên nghiệp, Nhật Bản ra sân sòng phẳng và chơi hết mình với Trung Quốc. Về lĩnh vực bóng đá, đẳng cấp Nhật Bản đứng trên Trung Quốc, kể cả khu vực cũng như thế giới. Tiềm lực quốc phòng Nhật Bản cùng với đồng minh thân cận, ai dám bảo thua kém Trung Quốc.
     Biển Đông như là cái ao làng, xảy ra tranh chấp tứ phía. Trung Quốc là gã tự xưng anh chị gây chuyện với mọi láng giềng. Philippines đệ đơn lên tòa án quốc tế, không để Trung Quốc ỷ thế nước to bắt nạt nước nhỏ. Nhật Bản có cách làm khác. Vẫn mềm dẻo trong quan hệ ngoại giao, nhưng khi đối phương giở trò luật rừng, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản ngay tức thời dõng dạc tuyên bố: Nhật Bản sẽ đáp trả mạnh mẽ.
    Trung Quốc gây chuyện với Việt Nam còn ghê gớm hơn so với các nước trong khu vực. Chiếm đảo. Cướp tàu và bắt ngư dân. Phong tỏa ngư trường... Trung Quốc dùng mọi thứ, làm mọi cách bắt nạt Việt Nam. Bị o ép quá thể nhưng cách phản ứng của Việt Nam xem ra không tương xứng. Thường thì, mỗi khi Trung Quốc lấn tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao lại có dịp lên tiếng. Nhưng chưa khi nào thấy những người đứng đầu đất nước tỏ rõ thái độ kịp thời và đanh thép như Thủ tướng Nhật Bản. Hành xử thế nào là quyền của các vị nhưng đừng để những cái đầu sặc mùi đại Hán nghĩ rằng Việt Nam khiếp sợ Trung Quốc.
      Có thể có những kẻ vì lợi ích riêng mà cam tâm theo đuôi bọn bành trướng. Nhân dân Việt Nam thì ngược lại, không sợ và không thua bọn xâm lược, kể cả những kẻ tự cho là hùng mạnh. Sự kiện biên giới phía Bắc tháng 2.1979 vẫn còn nguyên giá trị.
B.T.
***

THỦ TƯỚNG NHẬT DỌA DÙNG 'VŨ LỰC' VỚI TRUNG QUỐC

Lê Thu (theo CNA/Kyodo)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay tuyên bố sẽ 'dùng vũ lực trục xuất' bất kỳ sự đổ bộ nào của Trung Quốc lên quần đảo mà Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp.

clip_image001
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: CNA

Tuyên bố này của ông Abe đưa ra sau khi có thông tin sáng nay có tám tàu công vụ của Trung Quốc 'quây' quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
"Chúng ta sẽ có hành động quyết đoán đối với bất kỳ nỗ lực nào nhằm thâm nhập vào vùng biển này và đổ bộ" lên quần đảo - ông Abe nói với quốc hội Nhật Bản khi trả lời các câu hỏi của các nghị sĩ.
"Chúng ta không bao giờ cho phép" một cuộc đổ bộ nào diễn ra - ông Abe nói thêm.
"Việc chúng ta sử dụng vũ lực để trục xuất họ nếu như có chuyện đổ bộ (lên quần đảo này) là chuyện tất nhiên" - Thủ tướng Nhật quả quyết.
Các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 7h sáng nay, giờ Việt Nam.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng "Việc các tàu công vụ của Trung Quốc liên tục ra vào vùng biển thuộc lãnh hải của Nhật Bản là cực kỳ đáng trách và không thể chấp nhận được".
Một nhóm nhà hoạt động dân túy của Nhật Bản cho hay họ đã gửi đi 9 tàu tới quanh vùng biển này.
Tokyo hôm nay đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản sau khi một loạt tàu Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của Nhật các quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 12 hải lý.
Kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa các đảo ở đây vào tháng Chín năm ngoái, đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử đội tàu lớn như vậy tới vùng biển này.
Trước đó, 168 nghị sĩ Nhật Bản đã tới thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni ở trung tâm Tokyo, đây là nơi tưởng niệm những người Nhật hy sinh trong các cuộc chiến, trong đó có 14 người bị quân đồng minh coi là tội phạm chiến tranh thế giới II.
Khi mới nhậm chức Thủ tướng Nhật hồi đầu năm nay, ông Abe từng tuyên bố là không có chuyện thỏa hiệp với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền biển đảo tại Hoa Đông.
Khi đó, ông Shinzo Abe khẳng định rằng: "Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ hiển nhiên của Nhật Bản".
"Nhật Bản sở hữu và kiểm soát quần đảo này theo luật quốc tế. Sẽ không có chuyện đàm phán về vấn đề này".
L.T.
Nguồn: vietnamnet.vn

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

BÁO NEW YORK TIMES ĐĂNG TRANG NHẤT: NGƯỜI DÂN VIỆT NAM BẤT MÃN CHƯA TỪNG THẤY


Posted on  by HNSG

Tin New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay nhật báo New York Times đã đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay. Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên cứu và viết bài này, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo, và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước. Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội, và nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại. Đặc biệt một bài nhận định trên trang mạng cho rằng với sự thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì những kẻ phản chiến đã tiếp tay cho Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản. Bài viết này cho rằng nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore, chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá xảy ra như hiện nay. Tưởng cũng nên nhắc lại là tờ báo New York Times trước đây là một trong những tờ báo thiên tả phản đối chiến tranh Việt Nam, nay bài viết được đăng trong dịp tháng tư đen cho thấy sự hối hận của những kẻ phản chiến, và là một cái tát vào mặt bạo quyền Cộng sản Việt Nam trên lãnh vực ngoại giao.SBTN

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Chuẩn bị lưu hành tờ 100 USD in 3D mới



 
Chuẩn bị lưu hành tờ 100 USD in 3D mới
Ủy ban Dự trữ Liên bang Mỹ hôm 24/4 vừa thông báo tờ 100 USD mẫu mới sẽ được lưu hành từ ngày 8/10/2013.

 Chuẩn bị lưu hành tờ 100 USD in 3D mới

Thứ Năm, 25/04/2013, 09:55 AM (GMT+7)

Ủy ban Dự trữ Liên bang Mỹ hôm 24/4 vừa thông báo tờ 100 USD mẫu mới sẽ được lưu hành từ ngày 8/10/2013. Tờ tiền có thể nói là phổ biến nhất thế giới này sẽ được tích hợp thêm những tính năng bảo mật mới như dải bảo mật 3D màu xanh, nhằm đảm bảo cho công chúng dễ dàng nhận diện nhưng cũng hạn chế được tình trạng giả mạo.

Mặc dù thiết kế mới đã được công bố từ năm 2010 nhưng việc đưa ra lưu hành chính thức đã bị trì hoãn do những chậm trễ trong quá trình sản xuất. Để đảm bảo cho tờ tiền mới quan trọng này được lưu thông thuận lợi từ tháng 10, Chương trình giáo dục tiền tệ Mỹ sẽ giới thiệu tới giới kinh doanh và người tiêu dùng trên khắp thế giới để nâng cao sự nhận biết về mẫu tiền mới và cách nhận biết tiền thật.
Hiện nay gần 80% tiền tệ Mỹ là loại tờ 100 USD. Theo tính toán, có tới hơn 820 triệu tờ tiền mang hình ảnh ông Ben Franklins đang lưu hành trên thế giới, tính đến cuối năm nay. Xét về mặt giá trị, đây là tờ tiền phổ biến nhất thế giới trong số những tiền tệ chính. Đối với khu vực đồng euro, tờ 50 euro là đồng tiền phổ biến nhất cả về số lượng và giá trị.


Phần lớn số tiền 100 USD hiện đang được lưu hành ngoài nước Mỹ, do Cục Dự trữ liên bang Mỹ hàng năm chuyển ra nước ngoài trong những kệ tiền trị giá 64 triệu USD. Tuy nhiên số tiền chính xác Mỹ chuyển ra nước ngoài vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đây cũng là loại tiền phổ biến nhất mà những kẻ buôn lậu ma túy, vũ khí sử dụng, đồng thời cũng là tài sản tích trữ được ưa chuộng ở những nền kinh tế chưa ổn định.
Mẫu tiền 100 USD mới có những tính năng bảo mật làm nản lòng những kẻ làm tiền giả. Mẫu mới vẫn in hình ông Benjamin Franklins, một trong hai người duy nhất được in lên tờ tiền Mỹ mà không phải là tổng thống. Benjamin Franklins là một chính trị gia đã tham gia thành lập nước Mỹ, ông cũng là nhà khoa học, nhà ngoại giao, nhà phát minh, nhà văn, nhà soạn nhạc, nhà báo, chủ nhà in…. Nổi tiếng và thành công trên mọi lĩnh vực nhưng trên bia mộ ông chỉ yêu cầu ghi một chức danh duy nhất “chủ nhà in”. 
Theo Dương An (Vnmedia/FED)

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Cận mặt người bị trục xuất vì 'quá đẹp trai' - VietNamNet

Cận mặt người bị trục xuất vì 'quá đẹp trai' - VietNamNet:

'via Blog this'

Trái đất hiện nay ấm hơn bất cứ giai đoạn nào trong 1.400 năm qua


Các khoa học gia nghiên cứu lõi băng ở Nam cực để xem sự thay đổi của khí hậu ảnh hưởng như thế nào
Các khoa học gia nghiên cứu lõi băng ở Nam cực để xem sự thay đổi của khí hậu ảnh hưởng như thế nào



CỠ CHỮ 
Khí hậu trái đất trong 30 năm qua của thế kỷ 20 ấm lên hơn bất cứ giai đoạn 30 năm nào trong vòng 1.400 năm qua.

Một cuộc nghiên cứu mới của hơn 80 nhà khoa học thuộc 24 quốc gia kết luận là nhiệt độ của thời đại
hiện nay gia tăng do việc thải khí CO2 gia tăng và những loại khí thường được gọi là khí thải nhà kính.

Toán nghiên cứu quốc tế  xây dựng lại sự chuyển đổi nhiệt độ trên toàn 7 lục địa bằng cách phân tích những dữ liệu từ những vòng của thân cây, phấn hoa, sự thành hình những hang động, lõi nước đá, hồ ao và những trầm tích của đại dương, và những số liệu lịch sử trên toàn thế giới.

Khuynh hướng kéo dài nhất trong vòng hai thiên niên kỷ qua là một thời gian dài nhiều thập niên mát dần, do hoạt động của núi lửa gia tăng, giảm sự chiếu xạ của mặt trời, thay đổi thảm thực vật và sự thay đổi chậm chạp quỹ đạo của trái đất chung quanh mặt trời.

Tuy nhiên những dữ liệu cho thấy có trường hợp ngoại lệ là nam cực, việc mát dần tự nhiên lên cao vào cuối thế kỷ 19, trùng hợp với thời kỳ công nghiệp hóa và hậu quả là gia tăng khí thải nhà kính.

Cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho thấy những giai đoạn ấm và mát có thể không phải trên toàn thế giới, với những khác biệt rõ rệt ở nhiệt độ trung bình giữa bắc và nam bán cầu.

Dữ liệu của cuộc nghiên cứu mới sẽ được công bố và được đưa vào phúc trình về khí hậu sắp tới của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Nữ sinh Việt xinh đẹp thông thạo 6 thứ tiếng



Cô nữ sinh xinh đẹp Lê Phương Linh có thể nói thông thạo 6 thứ tiếng: Nga, Anh, Việt, Tây Ban Nha, Đức và Trung Quốc

Lê Phương Linh, sinh năm 1993 tại Việt Nam, rồi đến năm 6 tuổi theo gia đình sang Nga sinh sống và học tập. Cô sinh viên nhỏ nhắn này sẽ khiến nhiều người bất ngờ với bảng thành tích học tập đáng ngưỡng mộ của mình.

Hiện tại, Linh đang là sinh viên năm 3, ngành Quan hệ quốc tế của trường Đại học tổng hợp ngôn ngữ Nizhny Novgorod. Linh có thể sử dụng thành thạo 6 thứ tiếng khác nhau như tiếng Nga, Anh, Việt, Tây Ban Nha, Đức và Trung Quốc.

Không có gì là không thể

Từ nhỏ, bố mẹ luôn tôn trọng ý kiến và để Linh tự lập, chủ động quyết định mọi việc. Khi vào tiểu học, cô đã học song song 3 thứ tiếng: Việt, Nga và Anh.

Linh chia sẻ rằng đầu lớp một, do là người nước ngoài, vả lại từ trước đó không có khái niệm gì về tiếng Nga nên có thể nói cô là người học đuối nhất lớp.
 
Phương Linh trong chuyến phiên dịch cho tổ chức từ thiện của Mỹ
Phương Linh trong chuyến phiên dịch cho tổ chức từ thiện của Mỹ
 
Nhưng đến hè, cô dành nhiều thời gian đọc sách, truyện của Nga. Vào năm học mới, thầy cô và bạn bè đã rất ngạc nhiên vì sự bứt phá này. Từ đó, tiếng Nga của Linh ngày một khá lên và đến năm lớp 5, Linh chọn tiếng Đức làm ngôn ngữ thứ tư của mình. Cũng vào thời điểm này, Linh tập trung đầu tư thời gian để nâng cao khả năng tiếng Anh của mình.

Năm 2009, khi còn đang học ở trường phổ thông, Linh giành được giải 3 cấp thành phố môn tiếng Anh. Đồng thời, cũng là người đầu tiên trong lịch sử của trường kết thúc chương trình tiếng Anh 12 năm trong vòng 11 năm.

Sau đó, năm 2011, Linh tiếp tục đoạt giải nhất môn tiếng Anh ở trường Đại học hiện đang theo học và được mời đi phiên dịch cho một tổ chức từ thiện của Mỹ tại Nga. 


Khi bắt đầu vào đại học, Linh học thêm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung. Với cô, mỗi ngôn ngữ đều có vẻ đẹp và độ khó riêng, nhưng tiếng Trung là ngôn ngữ khó nhất, mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì, bởi lẽ bộ chữ cái tượng hình khác hẳn so với chữ Latin. 
 
Nữ sinh Lê Phương Linh
Nữ sinh Lê Phương Linh
 
Bí quyết học ngoại ngữ của Linh rất đơn giản: hàng ngày, Linh thường đọc sách, truyện hay xem phim bằng ngôn ngữ mình đang học. Nếu bắt gặp từ nào mới thì lập tức ghi vào sổ tay.
 
“Học ngoại ngữ quan trọng nhất là niềm đam mê và nghị lực của mình. Hơn nữa, cũng cần phân bổ thời gian hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất có thể”, Linh chia sẻ.

Linh thường để ý cách nói, cách chọn lựa từ của người bản địa để mình vận dụng, tự nói theo và tự sửa nếu chưa thấy đúng. Theo Linh, học ngoại ngữ cần phải nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp, rồi sau đó là từ vựng.

Linh cũng chia sẻ thêm rằng: “Do trên mạng có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo dẫn tới việc mất nhiều thời gian để tìm kiếm mà hiệu quả đạt không cao. Vì vậy, em thường download một bộ giáo trình rồi sau đó học theo chương trình đó từ đầu đến cuối”. Ngoài thời gian học trên trường và đi làm thêm, mỗi ngày, Linh dành tiếng rưỡi để ôn lại những ngôn ngữ mình đã học.

Dù nắm vững 6 thứ tiếng khác nhau, nhưng Linh không bao giờ bị loạn ngôn, bởi theo Linh nếu đã thông thạo những tiếng đó rồi thì không bao giờ bị nhầm. Chẳng hạn, khi nói tiếng Anh thì trong đầu lúc đó chỉ nghĩ đến tiếng Anh, còn lại 5 tiếng kia “cất chúng sang ngăn khác và khóa lại”.
 
Tại Mỹ đã có lúc Phương Linh sử dụng 5 thứ tiếng trong một ngày
Tại Mỹ đã có lúc Phương Linh sử dụng 5 thứ tiếng trong một ngày
 
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Đặc biệt, năm 2012, trong hơn 4 tháng, Linh đã có chuyến đi thực tập “để đời” ở Mỹ, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đồng thời cũng là nơi có rất nhiều cơ hội. Tại đây, không những tiếng Anh của Linh được phát triển mà cô còn làm quen được với nhiều người bạn thú vị đến từ các nước khác nhau trên thế giới.

“Sau chuyến đi thực tập, em thực sự học hỏi được rất nhiều điều bổ ích, quý báu từ kiến thức văn hóa đến kinh nghiệm cuộc sống. Chuyến đi tuy ngắn ngủi nhưng đã giúp em trưởng thành hơn rất nhiều.

Ở đất nước nào dù phát triển đến đâu cũng luôn tồn tại những cái xấu và cái tốt. Chúng ta nên chắt lọc và tiếp thu điểm tốt, ví dụ em thấy như người Việt Nam rất hay cười, người Nga luôn cởi mở, thẳng thắn khi nói chuyện, còn người Mỹ luôn nói nhanh và có cách nói chuyện dí dỏm, thông minh mà không kém phần cuốn hút và ý nghĩa”, Linh tươi cười nói.

Linh cũng cho biết thêm, cô rất tâm đắc với câu châm ngôn của Albert Einstein: “Imagination is more important than knowledge. For knowledge is limited to all we now know and understand, while imagination embraces the entire world, and all there ever will be to know and understand” (Tạm dịch: Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. Vì tri thức chỉ có giới hạn, trong khi trí tưởng tượng bao trùm cả thế giới.)

Theo Linh Hà
VTC

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Chiến hạm có tên lửa của Hải quân Mỹ ở Đà Nẵng



Tàu khu trục USS Chung - hoon có tên lửa dẫn đường hiện đại, thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến phòng không, ngầm và tàu nổi vừa cập cảng Đà Nẵng để tập trung vào các hoạt động phi tác chiến giữa hải quân hai nước.
Tàu khu trục Mỹ sắp tới Đà Nẵng

Trưa nay 21/4, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon, và tàu cứu hộ USNS Salvor; các thuỷ thủ thuộc tư lệnh Lực Lượng Hậu Cần Tây Thái Bình Dương, tư lệnh của Đơn Vị Tham Mưu Hàng Hải; các thành viên và huấn luyện viên quân y của thuỷ quân luc chiến Mỹ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm hưu nghị tập trung vào các hoạt động phi tác chiến với Hải quân Nhân dân Việt Nam từ ngày 21 - 25/4.
Trưa 21/4, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon (DDG 93), và tàu cứu hộ USNS Salvor; chở 380 thủy thủ, sĩ quan thuộc tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, tư lệnh của Đơn vị Tham mưu Hàng hải; các thành viên và huấn luyện viên quân y của thuỷ quân lục chiến Mỹ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm hưu nghị tập trung vào các hoạt động phi tác chiến với Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày 21 - 25/4.
Tàu Uss Chung – hoon được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất của hải quân Hoa Kỳ , đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, người từng ba lần là Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Hải Quân. Hạ thủy vào tháng 9/2004, với bốn động cơ đẩy, dài 155,29m, chiều ngang 18m, trong tải hơn 9 nghìn tấn và có tốc độc 30 hải lý/giờ. Tàu được xây dựng toàn bộ bằng thép.
Tàu USS Chung – hoon được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất Hải quân Hoa Kỳ, đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, người từng ba lần là Chỉ huy trưởng Chiến dịch Hải quân. Hạ thủy vào tháng 9/2004, với bốn động cơ đẩy, USS Chung - hoon dài 155 m, rộng 18 m, trong tải hơn 9.000 tấn và có tốc độ 30 hải lý một giờ.
Hệ thống rada trên tàu hiện đại, thuận lợi cho việc hoạt động thường xuyên trên biển, bất kể thời tiết.
Tàu có thể hoạt động độc lập hay trong nhóm tiêm kích, lớp USS Arleigh Burke. Đây là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tác chiến phòng không, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống tàu nổi. Hải quân Mỹ có 57 tàu tương tự và có nhiều tàu đang được đóng mới. Hệ thống rada hiện đại, thuận lợi cho việc hoạt động thường xuyên trên biển, bất kể thời tiết.
Phía boong sau của tàu được thiết kế sân bay với hệ thống đường ra hiện đại, điều khiển tự động.
Phía boong sau của tàu là sân bay với hệ thống đường ra hiện đại, điều khiển tự động.
Bên trong tàu khu trục này gồm 2 máy bay LAMPS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46/MK 50. Để thuận tiện cho việc bảo quản, cất giữ, phần đuôi cùng cánh quạt được gập lại.
Bên trong tàu khu trục có 2 máy bay LAMPS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46/MK 50. Để thuận tiện cho việc bảo quản, cất giữ, phần đuôi cùng cánh quạt máy bay được gập lại.
Phía trước boong tàu là vũ khí quan trọng nhất trên chiến hạm này, Ttên lửa Standard Missile (SM-2MR); hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Vertical Launch ASROC (VLA) missiles; tên lửa Tomahawk?.
Phía trước boong tàu là vũ khí quan trọng nhất trên chiến hạm - tên lửa Standard Missile (SM-2MR); hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Vertical Launch ASROC (VLA) missiles; tên lửa Tomahawk.
Việc tác chiến với vũ khí này được hỗ trợ bởi hệ thống dây neo, đảm bảo bắn trúng mục tiêu, cả cả đối không trong điều kiện biển động.
Ngoài ra, tàu còn có các vũ khí tối tân khác như sáu ngư lôi MK-46 torpedoes; hệ thống Close In Weapon System (CIWS), súng 5'' MK 45, tên lửa Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM). Việc tác chiến với vũ khí này được hỗ trợ bởi hệ thống dây neo, đảm bảo bắn trúng mục tiêu, kể cả đối không trong điều kiện biển động.
Thủy thủ phụ trách tên lửa của tàu cho biết tên lửa này có thể bắn liên tục với sức công phá lớn.
Thủy thủ phụ trách tên lửa của tàu cho biết tên lửa này có thể bắn liên tục với sức công phá lớn.
Ngoài việc được bố trí khoa học, các khu vực bên trong tàu đều trang bị máy móc hiện đại, thủy thủ đoàn làm việc liên tục ngay cả khi tàu cập cảng.
Ngoài việc được bố trí khoa học, các khu vực bên trong tàu đều trang bị máy móc hiện đại, thủy thủ đoàn làm việc liên tục ngay cả khi tàu cập cảng.
Trung tâm tác chiến trên tàu là nơi tiếp nhận, xử lý mọi thông tin và phát tín hiệu chỉ huy cho các bộ phận khác.
Trung tâm tác chiến trên tàu là nơi tiếp nhận, xử lý mọi thông tin và phát tín hiệu chỉ huy cho các bộ phận khác.
Cùng với đội ngũ thủy thủ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại trên tàu góp phần vào việc đảm bảo tác chiến trong mọi tình huống.
Cùng với đội ngũ thủy thủ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại trên tàu góp phần đảm bảo tác chiến trong mọi tình huống.
Thuyền trưởng của tàu DDG 93 giới thiệu quy trình xử lý thông tin trên boong. Mọi chỉ thị từ đài quan sát này được thông báo đến toàn tàu của hệ thống bộ đàm trên cabin.
Thuyền trưởng tàu DDG 93 giới thiệu quy trình xử lý thông tin trên boong. Mọi chỉ thị từ đài quan sát này được thông báo đến toàn tàu qua hệ thống bộ đàm.
Tàu cũng được bố trí xuồng cao tốc để tiếp cận các mục tiêu trong nhiều điều kiện khác nhau.
Tàu được bố trí xuồng cao tốc để tiếp cận mục tiêu trong các điều kiện khác nhau. Đô đốc Hải quân Mỹ Tom Carney khẳng định, chuyến thăm tập trung vào các mục đích phi tác chiến như huấn luyện cứu hộ, y tế trên biển giữa hải quân hai nước. Về vấn đề căng thẳng ở biển Đông, quan điểm của Mỹ là yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế.
Nguyễn Đông

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Thầy giáo không bằng cấp



 
Thầy giáo không bằng cấp
Thầy Vụ hướng dẫn tận tình khi các em gặp bài tập khó.


Thứ Sáu, 19/04/2013, 01:16 PM (GMT+7)
Hơn 3 năm qua, ở ấp Tân Hưng, xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), người thầy Cao Văn Vụ chưa tốt nghiệp lớp 12 mang trong người căn bệnh hở van tim vẫn miệt mài dạy học môn hoá học miễn phí cho các em học sinh nghèo, nhiều học sinh thi đỗ cao vào các trường đại học, cao đẳng.
Thầy giáo “bất đắc dĩ”

Cao Văn Vụ sinh năm 1987, trong gia đình có 4 anh chị em. Vụ là con trai út trong nhà. Vụ cho biết, hồi còn đi học anh ấp ủ cho mình nhiều hoài bão tương lai và ước mơ trở thành một kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Từng là học sinh giỏi nhiều năm liền của trường THCS Trung Hưng và Trường THPT Thốt Nốt, Cao Văn Vụ được thầy cô và bạn bè quý mến về sự thông minh và chăm chỉ học hành. Bất hạnh đến khi vừa thi học kỳ 1 năm lớp 12 xong, sức khỏe của anh yếu dần vì căn bệnh hở van tim làm anh khó thở, cộng với cú sốc khi cha qua đời khiến tinh thần anh càng sa sút. Anh thường bị ngất xỉu khi đang học trên lớp và tình trạng ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, Vụ đành ngậm ngùi chia tay bạn bè, thầy cô và khép lại ước mơ trở thành sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ.

Bà Lê Thị E - mẹ Vụ - bùi ngùi kể: “Sau khi cha mất thằng Vụ như bị sốc, bệnh trở nặng hơn nên phải nghỉ học, nhìn con buồn tôi đau lòng lắm. Ngày ngày thấy bạn bè đi học ngang, nó lại lấy sách vở ra tự học một mình ở nhà, cứ nói là sẽ đi học lại khi sức khỏe bình phục”. Các anh chị lớn của Vụ đều đã có gia đình riêng, hiện trong căn nhà lá nhỏ chỉ còn có Vụ và chị gái sống cùng bà mẹ già đã ngoài tuổi thất tuần. Mang bệnh tật nhưng Vụ rất ham học, không thể đến trường, hàng ngày anh tự mày mò học tập bên những trang sách giáo khoa cũ, tham khảo giáo trình, tài liệu từ những bạn bè đang theo học đại học. Tìm và tự giải quyết các đề thi môn Toán, Hoá học của các kỳ thi đại học, cao đẳng hằng năm...

Thường xuyên vào bệnh viện nhưng Vụ vẫn bền bỉ, không chịu khuất phục trước số phận, anh tự học ở nhà và nuôi hi vọng một ngày sẽ được đi học lại. Vụ tâm sự: “Tự học một mình là rất khó nhưng tôi không bỏ cuộc, mấy đứa nhỏ ở xóm thường tới chơi, thấy tôi ngồi học một mình rồi các em đến hỏi bài, thấy tôi chỉ dễ hiểu các em thích nên tới lui hoài hà. Ở nhà cũng không có làm gì, thấy mấy em thích học tôi dạy chúng làm bài tập, nhìn bọn trẻ hiểu bài tôi rất vui, lúc đầu chỉ có 2 đứa, dần dần mấy đứa nhỏ kéo tới ngày một đông hơn”. Và cũng từ ngày đó Vụ trở thành người thầy “bất đắc dĩ” của những đứa trẻ trong xóm và cái tên “thầy giáo không bằng” của Vụ được bà con trong vùng gọi ngay từ đó.



Thầy Vụ hướng dẫn tận tình khi các em gặp bài tập khó.

Vốn tính thông minh và chăm chỉ, dù chưa qua đào tạo một lớp sư phạm hay nghiệp vụ nào nhưng Vụ đã có thể dạy cho các em học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 và cả những em ôn thi đại học môn hoá. Không chỉ các em trong xóm mà kể cả các em đang học tại các trường THPT ở các xã lân cận cũng tìm đến nhà để được thầy giáo dạy kèm môn hoá học.

Dạy học vì cái tâm

Kinh tế gia đình khó khăn nhưng điều lạ và đáng quý ở Vụ là anh không nhận tiền thù lao của bất cứ học sinh nào. Anh tâm sự: “Kiến thức của mình chỉ dừng ở mức độ nào đó, chưa phải là một thầy giáo thực thụ nên dạy các em được gì thì mình dạy. Dạy học chủ yếu ở cái tâm và làm những gì mình thích. Mình không được bước lên giảng đường đại học thì phải tạo điều kiện để các em phấn đấu. Tôi không được làm thầy giáo đứng lớp nhưng được làm thầy giáo tại nhà tôi rất vui và hãnh diện khi được học sinh gọi là thầy”. Em Nguyễn Kim Tuyền - lớp 11C2, Trường THPT Trung An nói: “Biết hoàn cảnh khó khăn của thầy mà thầy vẫn không lấy tiền phụ đạo của tụi em nên tụi em quý thầy lắm. Ban đầu không có bảng để học, tụi em rủ nhau mua bảng đem đến cho thầy viết và giảng bài. Thầy nói, khi đi học tụi em chỉ cần mang theo viên phấn để thầy dạy là được, ở xóm mình ai cũng nghèo, thầy không lấy tiền. Lúc đầu học bằng bảng đen viết phấn, nhưng bụi phấn đã làm căn bệnh tim của thầy trở nặng lại. Chúng em quyết định hùng tiền mua bảng bằng pêca, viết bằng bút lông cho thầy đỡ mệt”.

Hiện hằng ngày trong căn nhà nhỏ của “thầy giáo không bằng” có tất cả 60 học sinh, chia làm 3 nhóm học: Sáng, chiều, tối. Riêng ngày thứ 7 và chủ nhật, lúc nào nhà người thầy “bất đắc dĩ” này cũng có học sinh đến học, mỗi nhóm từ 8- 10 em. Phần lớn học sinh tìm đến nhà thầy giáo này học đều có học lực yếu, sau một thời gian được thầy Vụ hướng dẫn, kiến thức các em nâng lên thấy rõ. Em Lê Thị Kiều Oanh - học sinh lớp 12T3, Trường THPT Trung An - phấn khởi: “Chị em từng học thêm ở đây và đã thi đậu vào Đại học Cần Thơ, chị kêu em đến nhà thầy Vụ học. Em cũng muốn đậu đại học như chị mình nên tìm đến thầy. Kiến thức về môn hoá của em phải nói là rất tệ, từ khi được thầy chỉ dạy kiến thức em nắm vững hơn, bây giờ mỗi lần lên lớp, em rất tự tin đưa tay phát biểu”.

Nhà nghèo, học sinh đến học phải ngồi dưới đất. Thấy vậy, chú Tám Lợi - một người hàng xóm tốt bụng - thấy thầy và trò đều chịu khó học tập, chú đi xin Hội Chữ thập Đỏ xã Thạnh Lợi mấy cái ghế, cái bàn để thầy trò Vụ có bàn dạy và học. Chú Tám cho biết: “Tui thấy thằng Vụ bản thân nghèo lại bệnh tật mà còn làm việc tốt, bản thân tui không làm được gì cho các cháu, chỉ biết xin bàn ghế cũ về cho các cháu ngồi học thôi hà”.

Dù sức khỏe có phần hồi phục, mỗi lần Vụ dạy nhiều đều bị khó thở. Từ đó, Vụ suy nghĩ làm cách nào để tăng hiệu quả giờ học mà không ảnh hưởng sức khỏe? Biết được chuyện, anh hai của Vụ cho anh cái CPU cũ, không có màn hình. Anh năn nỉ mẹ vay 4 triệu đồng mua cái màn hình máy vi tính. Có máy vi tính rồi, anh bắt tay vào mày mò, tìm tòi, nghiên cứu... cách dạy học bằng máy vi tính. Anh cho biết: “Tôi chưa từng học qua tin học nên thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhờ bạn bè chỉ và tìm thông tin trên Internet, sau nửa tháng, tôi đã có bài giảng điện tử để dạy các em. Tôi chỉ hy vọng mình có đủ sức khỏe để dạy các em được tốt hơn”.

Em Nguyễn Thị Kim Thoa - ấp Thành Lộc, xã Trung Thành - thích thú: “Phương pháp dạy trên máy vi tính của thầy em học rất dễ hiểu. Thầy vẽ sơ đồ và chia ra thành nhiều nhánh để chúng em dễ tiếp thu bài hơn. Từ khi dạy bằng phương pháp mới, em thấy sức khỏe của thầy cũng tốt hơn trước”.

Qua 3 năm làm “thầy giáo”, Vụ đã giúp cho 20 em thi đỗ đại học và 30 em đậu vào các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong và ngoài thành phố. Phần lớn các em thi đỗ nhờ vào môn hoá học đạt điểm cao. Cụ thể là con trai của ông Nguyễn Văn Trung - chợ Thạnh Lộc, xã Thạnh Lộc - nhờ Vụ luyện thi đã thi đỗ vào Đại học Y Dược Cần Thơ năm rồi với điểm 8 môn hoá. Ông Trung nói: “Ở nông thôn mình làm vất vả nuôi con, vì vậy khi con trai đậu vào trường y dược tui rất vui và biết ơn thầy Vụ. Thầy chưa từng qua lớp đào tạo mà kiến thức y hệt giáo viên thiệt. Tui còn một đứa con gái hiện đang học lớp 11, hàng tuần tui cũng đưa con đến nhà thầy Vụ để ôn tập”.

Cuộc sống nơi vùng nông thôn nghèo, điều kiện đi lại học tập của các em còn khó khăn. Đơn giản với Vụ anh chỉ muốn truyền đạt cho các em những kiến thức mà mình học được để giúp học sinh quê mình học tốt hơn, giúp các em thực hiện ước mơ bước vào giảng đường đại học. Và hơn hết, được làm thầy giáo chính là niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của anh. “Nếu có điều kiện, tôi sẽ lợp thêm cái mái nhà phía trước để dạy được nhiều học sinh hơn. Hiện nhà chật chội, nên mỗi nhóm chỉ học được khoảng 10 em hà. Sống mà làm được cái mình đam mê, đối với tôi đó là điều tuyệt vời nhất” - Vụ bộc bạch.
Theo Lý Kiều (Lao động)


Hồn quê - Đi tìm “thế lực thù địch”

Hồn quê - Đi tìm “thế lực thù địch”

Tưởng Năng Tiến - Nước Sông Pa và Cường Đô La

Nguồn: Tưởng Năng Tiến Blog

Dân Luận: Chúng tôi xin đính chính là công ty Hoàng Anh Gia Lai là của ông Đoàn Nguyên Đức, không phải của ông Quốc Cường (hay Cường Đô La). Thành thật xin lỗi ông Quốc Cường.
Làm sao tôi có thể kể cho các em biết rằng người Kinh của chúng tôi đang giết chết dân tộc các em từng ngày từng giờ.
Amai B’lan
Hơn nửa cuộc đời, tôi sống trong Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) tại phía Nam của Vịnh San Francisco. Ở một nơi có vài chục giống dân sống cạnh bên nhau – và tiếng Anh được dùng như ngôn ngữ chính – tôi dễ có cảm tưởng mình là một công dân quốc tế, cùng với niềm xác tín rằng những phương tiện giao thông (và truyền thông) hiện đại đã khiến cho quả địa cầu trở thành nhỏ lại tựa như một ngôi làng: a global village.
Niềm xác tín này (vừa) hơi bị lung lay chút đỉnh, sau khi tôi nghe một cô giáo trẻ – nơi một buôn làng heo hút – kể chuyện ở quê nhà:
Buôn nằm cạnh quốc lộ 25, bên cạnh con đường rách nát y như bản thân mình vậy. Đi ngang qua nhìn vào buôn, sẽ thấy những ngôi nhà sàn nhỏ bé đứng cạnh nhau, rúm ró, buồn bã và nín nhịn. Cả buôn có khoảng 70 nóc nhà. 99% là người Jrai và một gia đình người Kinh đến bán tạp hóa giữa làng…
Giữa buôn có trường làng, chỉ một phòng học. Lớp một học buổi sáng. Lớp hai học buổi chiều. Lên lớp ba thì qua học ké Phùm Ang cách đó chừng hai cây số. Lên lớp sáu thì phải vào Ia R’siơm học. Cả buôn từ trước đến nay chưa có ai tốt nghiệp lớp 12…
Một hôm, tôi hỏi các em có biết các em đang sống ở nước nào không. Cả lớp im phăng phắc nhìn nhau, phải gợi mãi, cuối cùng một em ngập ngừng nói:
- Nước Việt Nam phải không cô?
Tôi hỏi tiếp:
- Ai biết, trên thế giới còn nước nào khác?
Lần này thì cả lớp hào hứng hẳn lên, rồi một em nhanh miệng nói:
- Dạ, nước sông Pa ạ.
Tôi không tài nào nhịn được cười bởi câu trả lời ngây thơ ấy, nhưng ngẫm lại thì thấy chua xót quá. Buôn làng của các em bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống của các em chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy. Mọi biến chuyển của thế giới bên ngoài không lọt tới cuộc sống của các em
(* Amai B’lan. Nước Mắt Của Rừng. California: Nhân Ảnh, 2013).
Ô hay! Nếu đúng như thế thì (chả lẽ) trong cái làng địa cầu hiện nay không có cái buôn Phùm Gi sao? Nhân loại dường như không ai biết đến địa danh này, và vì “bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống … chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy” nên các em cũng chả biết đến ai (khác) cả.


Global village: Ảnh: baogialai.com
Vẫn cứ theo lời của cô giáo Amai B’lan:
Cả Phùm Gi không có lấy một cái giếng. Đất nơi đây toàn đá, đào giếng rất cực mà chẳng có nước, nên tất cả mọi sinh hoạt đều dùng nước sông Pa. Sáng sáng, trước khi lên nương, những cô gái trong buôn đeo gùi ra sông lấy nước. Họ vét một hố cát, ngồi chờ nước thấm vào, rồi múc từng gáo nước đổ vào quả bầu khô gùi về nhà. Nước để nguyên trong quả bầu, không nấu nướng gì hết. Khi nàouống cứ việc xách quả bầu lên tu một hơi căng bụng đã đời. Ai chịu khó hơn thì chèo thuyền qua sông, tìm tới những con suối trên núi. Người ta nói nước suối uống ngon nhất, sau đó mới tới nước sông, nước giếng xếp hạng ba.


Địu con lấy nước: Ảnh Trần Thị Trung Thu
Cứ chiều đến, tôi lại ra sông nhìn người dân từ bờ bên kia chèo thuyền về. Nắng vàng trải xuống lòng sông sóng sánh như lụa. Trời cao xanh. Núi ngút ngàn. Cảnh tượng trông bình yên đến lạ. Con nít giờ đó cũng ra sông tắm rửa, mong ngóng bố mẹ. Phụ nữ tranh thủ lấy nước, giặt giũ quần áo. Bến sông trở nên nhộn nhịp hẳn. Cũng ở đây, tôi nghe người dân kể về sông Pa với giọng điệu tiếc nuối. Họ nói:“Ngày trước sông Pa trong xanh lắm, lại có nhiều cá nữa.
Gần đây có một cái thác rất đẹp gọi là thác tiên. Bây giờ thì hết rồi. Mấy năm trở lại đây, sông Pa bắt đầu đục ngầu vì ô nhiễm, nhưng người dân đâu còn cách nào khác là cứ phải tiếp tục uống thứ nước đó. Nguồn nước ô nhiễm kéo theo bệnh tật. Viêm khớp, đau thận, đau bao tử là những bệnh ít người thoát được. Theo họ, thà chết từ từ vì bệnh còn hơn là chết ngay tại chỗ vì khát.
Trong buôn hầu như không có người già bởi lẽ đâu ai sống thọ tới 60. Phân nửa học trò của tôi mồ côi cha hoặc mẹ từ khi còn rất nhỏ…
Cuộc sống của họ nếu cứ thế trôi qua thì cũng đã bần cùng lắm rồi. Thế mà một ngày kia, cách đây khoảng hai năm, công ty Hoàng Anh Gia Lai lập dự án xây thủy điện. Để có đất xây thủy điện, chính quyền lấy đất của dân lại mà không hề đền bù một xu, rồi bán lại cho Hoàng Anh Gia Lai. Kết quả, dự án đó nuốt hết một nửa buôn Phùm Gi và nuốt luôn cả sự linh thiêng ở đây…
Con sông Pa dài 374 cây số chảy qua ba tỉnh Kontum, Gia Lai, Phú Yên, nhưng lại phải đeo tới năm cái gông thủy điện vào cổ. Thủy điện Đồng Cam, thủy điện Ba Hạ, thủy điện An Khê, thủy điện Ayun Hạ, thủy điện Ayun Thượng. Bây giờ thêm một cái cạnh Phùm Gi này nữa là sáu. Tính ra, trung bình cứ hơn 60 cây số là bị một đập. Ngày nay, các nước trên thế giới không chơi thủy điện nữa vì nhiều tác hại, đến cả người dân nơi đây cũng biết. Họ thấp thỏm lo sợ tới một ngày mình phải bỏ buôn ra đi vì đập tràn. Và điều đó đã tới trước khi tôi rời nơi đây một tuần.
Dòng sông mùa khô cạn đến mức trâu bò có thể lội qua, nay dâng nước lênh láng tràn bờ. Người ta đã ngăn đập lại. Con đập cách buôn chừng 200 mét nên Phùm Gi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất và nhanh nhất của việc ngăn dòng. Nước dâng lên tới sau nhà dân, bò vào vườn tược và gieo rắc nỗi kinh hoàng…
Dòng sông hiền hòa ngày đêm có tiếng thác đổ nay hết rồi.
Những chiều ra sông lấy nước nay cũng hết rồi.
Dòng sông bây giờ là một đường băng nước khổng lồ, dơ bẩn và đục ngầu. Nước đã dâng lên hơn hai mét. Mọi người không còn thấy con sông Pa quen thuộc đâu nữa, mà chỉ thấy một con quái vật lúc nào cũng chực chờ muốn nuốt chửng buôn làng…
(S.đ.d trang 103-109).

p-41.jpg
Thủy Điện Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Trần Thị Trung Thu
Sự có mặt bất ngờ của Hoàng Anh Gia Lai, trong phần cuối câu truyện của cô giáo ở bản làng xa khiến tôi (thốt nhiên) nghĩ lại. Thôn Phùm Ghi, té ra, đâu có bị thiên hạ lãng quên. Nó đã được chiếu cố bởi một công ty kinh doanh đa ngành rất lớn mà tên tuổi chủ nhân đã “phủ khắp các mặt báo” trong cũng như ngoài nước. Tờ Phụ Nữ gọi ông là “Cường Đôla: Doanh nhân thiếu gia nghìn tỷ” cùng với những chi tiết lý thú:
”Vào thời điểm đó, giới truyền thông lùng sục các thông tin về chuyện làm ăn cũng như ‘tài năng kinh doanh’ của thiếu gia nhưng thu được kết quả không nhiều. Một lãnh đạo của Công ty chứng khoán Sài Gòn – người có thời gian làm việc với Nguyễn Quốc Cường khi công ty này tư vấn niêm yết cho QCG cho biết:’Cường rất dễ chịu và là một người kinh doanh, chứ không có cách cư xử kiểu dân chơi bạt tử như mọi người đồn đại’.
Trong khi đó, nếu tìm kiếm thông tin về Cường Đôla trên Internet thì người ta sẽ nhận được vô vàn tin tức về thú chơi siêu xe, quá khứ của một dân chơi khét tiếng nơi phố núi, mối tình với các chân dài như …


Cường Đôla đình đám với siêu xe Lamborghini Aventador màu vàng. Nguồn ảnh và chú thích:http://www.phununet.com

Dù thỉnh thoảng vẫn lái xe qua lại trên freeway 1015– đoạn Hollywood Freeway, băng ngang qua nơi cư ngụ của những minh tinh màn bạc Hoa Kỳ – tôi vẫn chưa bao giờ có cái “may mắn” được tận mắt nhìn thấy một chiếc “siêu xe Lamborghini Aventador” nào cả. Nó quá hiếm vì quá mắc, giá cả đâu chừng nửa triệu Mỹ Kim!
Vẫn theo lời của tác giả Nước Mắt Của Rừng (*):
Người Jrai đã từng là chủ vùng đất này (tên Gia Lai đọc từ chữ “Jrai” mà ra). Tổ tiên họ đã sống và đã chết ở đây. Họ có cách sống và văn hóa của riêng họ. Không ai cảm thấy lạc lõng trong buôn làng của mình. Mọi người gắn kết với nhau bằng truyền thống tâm linh vô cùng sâu sắc. Trên đầu họ là bầu trời tự do. Dưới chân họ là đất rừng linh thiêng. Họ đã sống như thế biết bao thế hệ. Mọi chuyện cứ diễn ra như thuở ban đầu cho tới khi người Kinh tới.
Người Kinh tới, đặt ra những chủ trương ngu ngốc và vơ vét mọi thứ về mình vì họ có quyền lực trong tay. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy ở Gia Lai, người Kinh chiếm 52% dân số, trong khi người Jrai chỉ còn 33,5%. Người Kinh nghiễm nhiên trở thành ông chủ trên mảnh đất của người Jrai, làm giàu trên sự lạc hậu của người bản địa nhưng không lúc nào ngớt lời chê bai. Những người Jrai hiền lành và thật thà nhanh chóng trở nên trắng tay và bị kinh hóa.
Bi kịch của người Jrai không lạ và cũng không mới. Khắp nơi trên quả địa cầu này đã có rất nhiều giống dân bản địa đã từng trải qua những kinh nghiệm (không may) tương tự. Tuy nhiên, khai thác vơ vét cạn kiệt mọi tài nguyên thiên nhiên để mua sắm cả một dàn xe hơi (mỗi cái trị giá vài trăm ngàn dollars) và dồn nạn nhân đến mức bị diệt vong thì là chuyện (e) chỉ có thể xẩy ra ở nước CHXHCNVN. Nơi mà vị chủ tịch nước đầu tiên (ông Hồ Chí Minh) đã từng long trọng hứa hẹn – trong Thư Gửi Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số Miền Nam, vào ngày 19 tháng 4 năm 1946 – như sau:
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Nhân kỷ niệm 60 năm Bác Hồ gửi thư cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam, Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp cùng Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam đồng thời đã lập bia thư tạc nội dung thư Bác…
Toàn bộ nội dung bức thư được thể hiện kiểu chữ hộp, chất liệu đồng, gắn trên phiến đá Thanh Hóa nguyên khối, nặng hơn 60 tấn, phía trên nội dung thư tạc chân dung Bác Hồ trên biểu tượng đài sen. Di tích sẽ cung cấp cho du khách và các nhà nghiên cứu những hiểu biết về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác, bổ sung vào kho tàng Việt Nam những trang tư liệu quý giá… Hiện nay di tích đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Gia Lai lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử quốc gia …
Cái di tích của sự lường gạt trắng trợn này của ông Hồ Chí Minh – tất nhiên – sẽ được ghi nhớ mãi mà không cần phải được tạc bằng đồng hay ghi trên trên bia đá nào ráo trọi. Riêng về tội ác đối với những dân tộc bản địa hiện nay thì tôi e rằng cả đám người Kinh, dù ở trong hay ngoài nước, đều là đồng phạm. Im lặng trước tội ác là đồng loã, chớ còn gì nữa.
K’Tien
(*) Nước Mắt Của Rừng. Bút Ký của Amai B’Lan.Tựa: Phan Ni Tấn.Nhân Ảnh Xuất Bản. Bìa và tranh: Khánh Trường.Trình Bày: Lê Hân & Tạ Quốc Quang. Copyright @ 2013 by Trung Thu. ISBN: 978-0-9811982-9-3. Ấn phí và bưu phí 15 M.K. Sách có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
Mr. Lê Hân
375 Destino Circle, San Jose, CA 95133
U.S.A or han.le3359@gmail.com